|
Tiếp tục đà tăng trưởng về kim ngạch trong tháng cuối năm 2013, sang tháng đầu năm 2014 kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre cói đạt 24,1 triệu USD, tăng 3,9% so với tháng 12/2013, nhưng giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường nhập khẩu hàng mây,tre, cói của Việt Nam trong tháng đầu năm là Hoa Kỳ,Nhật Bản, Đức, Canada, Oxtraylia, Pháp, Anh…, một điểm mới trong thị trường xuất khẩu hàng mây, tre, cói có thêm thị trường Trung Quốc, tuy nhiên kim ngạch chỉ đạt ở mức khiêm tốn 140,1 nghìn USD. Trong số thị trường nhập khẩu hàng mây, tre, cói của Việt Nam thì Hoa Kỳ là thị trường đạt kim ngạch cao nhất, 5,2 triệu USD, nhưng giảm 0,28% so với tháng 1/2013.
Đứng thứ hai sau thị trường Hoa Kỳ là Nhật Bản với kim ngạch 3,8 triệu USD, tăng 22,77% so với cùng kỳ.
Trong tháng 1/2014, kim ngạch xuất khẩu hàng mây,tre, cói sang thị trường Canada có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, tăng 49,53%, đạt kim ngạch trên 1 triệu USD và ngược lại xuất khẩu sang thị trường Nga có tốc độ giảm mạnh nhất, giảm 76,12%, với 430,7 nghìn USD.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường xuất khẩu mây, tre, cói tháng 1/2014
ĐVT: USD
|
KNXK T1/2014 |
KNXK T1/2013 |
% so sánh |
Tổng KN |
24.152.929 |
24.763.610 |
-2,47 |
Hoa Kỳ |
5.236.402 |
5.251.280 |
-0,28 |
Nhật Bản |
3.859.685 |
3.143.875 |
22,77 |
Đức |
3.190.096 |
2.523.305 |
26,43 |
Canada |
1.085.507 |
725.931 |
49,53 |
Australia |
1.003.919 |
771.719 |
30,09 |
Pháp |
980.532 |
1.176.994 |
-16,69 |
Anh |
979.024 |
984.042 |
-0,51 |
Hà Lan |
868.436 |
705.465 |
23,10 |
Hàn Quốc |
663.474 |
749.627 |
-11,49 |
Tây Ban Nha |
572.923 |
458.750 |
24,89 |
Thuỵ Điển |
449.585 |
345.328 |
30,19 |
Ba Lan |
435.689 |
593.484 |
-26,59 |
Nga |
430.765 |
1.803.756 |
-76,12 |
Bỉ |
399.195 |
393.116 |
1,55 |
Italia |
387.519 |
479.144 |
-19,12 |
Đài Loan |
378.653 |
572.880 |
-33,90 |
Đan Mạch |
344.417 |
359.950 |
-4,32 |
Hiện nay, xuất khẩu hàng mây, tre gặp khó vì vốn và nguyên liệu – đây cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế xuất khẩu mặt hàng này. Chỉ có khoảng 5% sản phẩm mây tre chế biến công nghiệp, còn lại có đến 95% thị phần là các sản phẩm truyền thống, nên giá trị gia tăng của mặt hàng xuất khẩu (XK) mây, tre khá thấp. Theo các chuyên gia, năng lực hạn chế của nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh XK, cùng việc thiếu quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu chất lượng cao gắn với sản xuất đã khiến cho việc khai thác nguồn lợi từ mây tre chưa xứng tiềm năng.
Thực tế, 95% sản phẩm truyền thống như hàng thủ công mỹ nghệ, mành, tăm, giấy… chủ yếu đều được sản xuất ra từ khoảng 1.000 làng nghề truyền thống, các cơ sở sản xuất nhỏ nên năng lực cạnh tranh và khả năng cải tiến chất lượng sản phẩm còn hạn chế.
Đại diện của Hiệp hội Làng nghề đan lát Phú Vinh (Chương Mỹ, Hà Nội) cũng cho biết, dù thị trường có nhu cầu rất cao, đặc biệt với các sản phẩm chất lượng, nhưng DN không có đủ năng lực để đầu tư, mở rộng sản xuất. Trong khi đó, việc tiếp cận vốn vay của các làng nghề gặp rất nhiều khó khăn, quy mô làm ăn nhỏ lẻ, manh mún cũng khiến các hộ không dám mạnh dạn đầu tư. Do đó, hộ sản xuất, DN ở làng nghề này đầu tư mở rộng nhiều nhất cũng chỉ được khoảng 20% so với nhu cầu và chưa có đơn vị nào có đủ lực để đầu tư cho một hệ thống quy chuẩn.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), phần lớn các DN thuộc lĩnh vực này vẫn ở quy mô nhỏ khi có đến trên 80% các cơ sở sản xuất không đủ vốn để đổi mới kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất. Do đó, hầu hết đều sử dụng công nghệ, thiết bị lạc hậu, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm thấp, thiếu đa dạng về mẫu mã, hạn chế sức cạnh tranh cả trên thị trường trong nước lẫn XK.
Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho rằng việc phát triển tự phát, phân tán, mẫu mã đơn điệu, công nghệ lạc hậu của các cơ sở sản xuất, làng nghề đã khiến cho hàng XK mây tre của Việt Nam khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Một phần nguyên nhân bắt nguồn từ việc thiếu chiến lược phát triển bền vững cho ngành thủ công mỹ nghệ. Nhiều chính sách phát triển, như: vốn, thị trường, đào tạo, đất đai mở rộng mặt bằng sản xuất, môi trường làng nghề... đang gây bức xúc cho các DN, hộ sản xuất kinh doanh. Có chính sách đề ra thiếu thực tế, không sát với sản xuất, như: vay vốn ngân hàng, đào tạo nghề, giải quyết ô nhiễm môi trường, khu công nghiệp làng nghề, phong trào phát triển "mỗi làng một sản phẩm"... còn mang tính hình thức, phong trào và mạnh ai nấy làm.
Trong khi đó, nguồn nguyên liệu cho sản xuất mây tre XK thì đang ngày càng cạn kiệt và chưa được khai thác có hiệu quả cũng làm hạn chế việc cải thiện năng lực mở rộng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm. Nếu như nguyên liệu tre vẫn chủ động được nguồn cung ứng song mức độ tập trung thấp nên công tác quản lý, bảo vệ và khai thác gặp nhiều khó khăn, thì song mây đã phải nhập khẩu do nguyên liệu cạn kiệt.
Điều đáng chú ý là các cơ sở sản xuất lại không nằm gần vùng nguyên liệu, nên hiệu quả khai thác thấp, chi phí cao do qua nhiều công đoạn và khâu trung gian, khiến giá thành sản phẩm tăng cao và kém tính cạnh tranh. Đặc biệt, nguyên liệu tre nứa chất lượng cao dùng cho sản xuất công nghiệp vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.
Theo các chuyên gia, những hạn chế về vốn và nguyên liệu đang đặt ra bài thách thức lớn cho ngành XK mây tre và các DN của Việt Nam trong việc chuyển đổi cơ cấu sản phẩm với tỷ lệ 30% cho các sản phẩm truyền thống và 70% sản phẩm thuộc nhóm các sản phẩm mới, như: tre ép khối, ván sàn tre, tấm lót đường từ tre…
Theo Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, các chính sách đã có, song làm thế nào để giải quyết các bất cập và sớm đưa chính sách hỗ trợ phát triển ngành mây tre, cùng các làng nghề, hộ kinh doanh, DN XK sản phẩm vào cuộc sống là yêu cầu bức thiết. Đặc biệt trong quy hoạch nguồn nguyên liệu gắn với sản xuất, ưu đãi thuế, tín dụng, phát triển thị trường…
Theo Vinanet
|