|
Tiếp tục đà tăng trưởng trong 2 tháng đầu năm 2014, nay sang tháng 3/2014, xuất khẩu mặt hàng mây tre cói thảm tăng 29,9% so với tháng 2/2014, đạt 19,2 triệu USD, nâng kim ngạch 3 tháng đầu năm xuất khẩu mặt hàng này lên 58 triệu USD, tăng 7,61% so với cùng kỳ năm 2013.
Việt Nam xuất khẩu hàng mây, tre, cói, thảm sang các thị trường như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Canada… trong đó Hoa Kỳ là thị trường đạt kim ngạch cao nhất 12,9 triệu USD, chiếm 22,3% tổng kim ngạch, tăng 8,45% so với cùng kỳ; đứng thứ hai là thị trường Nhật Bản đạt 10,7 triệu USD, tăng 28,74%... Hoa Kỳ, Nhật bản, Đức là thị trường chính xuất khẩu mặt hàng mây,tre, cói thảm của Việt Nam, chiếm 51,7% tổng kim ngạch.
Nhìn chung, 3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hàng mây,tre, cói thảm của Việt Nam đều tăng trưởng ở hầu khắp các thị trường, số thị trường có tốc độ tăng trưởng âm chỉ chiếm 17,6% bao gồm các thị trường: Pháp giảm 20,21%; Hà Lan giảm 6,92% và Nga giảm 72,7%.
Trong số các thị trường có tốc độ tăng trưởng dương mạnh nhất là thị trường Ba Lan, tuy kim ngạch chỉ đạt 1,5 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm trước lại tăng 68,445.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình xuất khẩu mây, tre, cói thảm 3 tháng 3014
ĐVT: USD
|
KNXK 3T/2014 |
KNXK 3T/2013 |
% so sánh |
Tổng KN |
58.079.134 |
53.972.913 |
7,61 |
Hoa Kỳ |
12.969.626 |
11.959.528 |
8,45 |
Nhật Bản |
10.770.263 |
8.365.826 |
28,74 |
Đức |
6.337.992 |
6.161.139 |
2,87 |
Canada |
2.398.148 |
1.608.246 |
49,12 |
Anh |
2.282.089 |
1.982.905 |
15,09 |
Australia |
2.045.285 |
1.534.169 |
33,32 |
Hàn Quốc |
1.987.057 |
1.556.442 |
27,67 |
Pháp |
1.808.530 |
2.266.708 |
-20,21 |
Ba Lan |
1.524.810 |
905.264 |
68,44 |
Hà Lan |
1.515.342 |
1.628.055 |
-6,92 |
Tây Ban Nha |
1.327.318 |
986.363 |
34,57 |
Đài Loan |
1.252.600 |
1.247.161 |
0,44 |
Italia |
1.063.281 |
902.855 |
17,77 |
Thuỵ Điển |
1.061.926 |
903.556 |
17,53 |
Bỉ |
1.033.720 |
636.238 |
62,47 |
Nga |
986.281 |
3.612.785 |
-72,70 |
Đan Mạch |
669.281 |
599.964 |
11,55 |
Đáng chú ý, đối với thị trường Thụy Điển, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tăng cường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường này.
Được biết từ ngày 12-14/2/2014, với sự phối hợp và hỗ trợ của Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển, đoàn công tác do Sở Công Thương Thành phố Hà Nội dẫn đầu cùng với một số doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa bàn Hà Nội đã có các cuộc tiếp xúc làm việc với các cơ quan đối tác Thụy Điển tại Thành phố Stockholm và Thành phố Lund nhằm giới thiệu tiềm năng hợp tác của Thành phố Hà Nội và thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại với Thụy Điển.
Tại Stockholm, đoàn đã được nghe đại diện của Liên đoàn các nhà nhập khẩu Thụy Điển (Svensk Handel) giới thiệu tổng quan và chi tiết về chức năng nhiệm vụ của tổ chức; các kênh nhập khẩu, phân phối hàng hóa; danh sách các nhà bán buôn và bán lẻ hàng tiêu dùng lớn tại Thụy Điển trong các lĩnh vực thực phẩm, rau quả và dệt may; thị hiếu và xu hướng tiêu dùng hiện nay của thị trường Thụy Điển; và cách giao tiếp ứng xử trong giao dịch với giới doanh nhân Thụy Điển. Svensk Handel là tổ chức đại diện cho lợi ích thương mại và công đoàn của 13.000 doanh nghiệp thành viên bao gồm các nhà chuyên kinh doanh bán buôn, bán lẻ và nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng từ các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Để có cái nhìn thực tiễn về thị trường phân phối, bán lẻ tại Thụy Điển, đại diện Liên đoàn và đoàn công tác đã đi khảo sát thực tiễn, tìm hiểu trực tiếp về các nhà phân phối đã và đang nhập khẩu, bán hàng tiêu dùng của Việt Nam như giầy dép, quần áo và đồ mây tre. Đoàn cũng đến thăm và giới thiệu sản phẩm hợp tác với doanh nghiệp Việt kiều chuyên trưng bày và bán hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.
Việt Nam có thế mạnh về nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào và nhân công có tay nghề cao, trong khi Thụy Điển có thế mạnh về các ý tưởng sáng tạo, dịch vụ đào tạo và thực hiện các dự án chuyển giao tri thức, công nghệ và kỹ thuật thiết kế các sản phẩm công nghiệp và hàng thủ công mỹ nghệ.
Sự tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ thiết kế sản phẩm giữa Việt Nam và Thụy Điển khi được kết tinh vào những sản phẩm cụ thể thì sẽ tạo ra các hàng hóa đáp ứng phù hợp hơn, sát thực hơn với xu thế và thị hiếu tiêu dùng hiện hành của thị trường Thụy Điển nói riêng và khu vực Bắc Âu nói chung, từ đó sẽ mở ra cơ hội tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam gia tăng sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào khu vực thị trường này trong thời gian tới.
Theo thuongmai.vn
|