Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Thực trạng cảng biển miền Trung - Thừa cảng nhỏ, thiếu cảng lớn

10/26/2011 3:43:03 PM

Các tỉnh miền Trung tỉnh nào cũng có biển, nên tỉnh nào cũng cố làm cảng biển để tạo đà phát triển và hơn hết là “làm mặt” cho tỉnh nhà. Tuy nhiên, hệ thống cảng biển tại đây đầu tư tràn lan, quy mô nhỏ, trong khi nhu cầu thực tế ít... Vì thế, trong 6 tháng đầu năm 2011, lượng hàng qua các cảng biển từ Nghệ An đến Huế chỉ đạt 3 triệu tấn, trong khi cảng Hải Phòng đạt đến 8,8 triệu tấn.

· Phong trào cảng biển
 

"Phát triển cảng biển tại miền Trung còn nhiều bất hợp lý, ngay cả trong tư duy của người thực hiện quy hoạch vẫn còn nặng tính bao cấp, nên địa phương nào cũng cho xây dựng cảng nước sâu, mạnh ai nấy làm, thậm chí còn xây cảng ở những nơi mà luồng lạch ra vào không thích hợp, để rồi phải bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng nạo vét hoặc làm luồng lạch mới, gây lãng phí lớn..."


Ông DOÃN MẠNH DŨNG, nguyên Trưởng ban cơ sở hạ tầng cảng biển, Cục Hàng hải.

Với chiều dài bờ biển hơn 1.200km, các tỉnh miền Trung thi nhau làm cảng, có thời, làm cảng biển là “mốt”. Hiện toàn miền Trung có khoảng 20 cảng biển, nhưng thực tế lượng hàng thông qua các cảng rất hạn chế, hoạt động dưới dạng gom hàng rồi đem đến các cảng lớn như Hải Phòng, TPHCM để xuất đi các nước. Do đó, hiệu quả kinh tế không cao, hoạt động không hết công suất.

Trong hai quý đầu năm 2011, lượng hàng hóa của các cảng Cửa Lò (Nghệ An), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Hòn La (Quảng Bình), Cửa Việt (Quảng Trị), Chân Mây (Thừa Thiên - Huế) cộng lại chỉ hơn 1/3 cảng Hải Phòng.

Theo thống kê, lượng hàng hóa thông qua cảng biển của Việt Nam trong vòng 10 năm qua tăng từ 10% - 12%. Tuy nhiên, thị phần hàng hóa phân bổ giữa các cảng quá chênh lệch. Khu vực các cảng phía Bắc chiếm 25% - 30% khối lượng; các cảng miền Trung chiếm 13%, còn các cảng phía Nam chiếm đến 57%, riêng container đến 90%, hiện đang quá tải.

Theo các nhà nghiên cứu, các tỉnh, thành ven biển đầu tư xây cảng biển, nhưng thiếu trọng tâm, không đánh giá đúng lượng hàng thông qua cảng trước khi xây dựng, khiến nhiều cảng chỉ hoạt động 20% - 30% công suất. Với các cảng biển loại nhỏ, công nghệ lạc hậu sẽ không đủ sức cạnh tranh nguồn hàng, tất yếu sẽ thua lỗ hoặc phá sản.

Nhiều chuyên gia cho rằng, miền Trung nên đầu tư có trọng tâm những cảng thiết yếu, đừng chạy theo phong trào. Nên tập trung những cảng có thể xây dựng thành cảng nước sâu, đón tàu lớn và có nguồn hàng như cảng Quy Nhơn, Tiên Sa... Bên cạnh đó, các cảng biển miền Trung cần phải cùng nhau liên kết phát triển, không nên mạnh ai nấy làm. Ông Nguyễn Hữu Thọ, Giám đốc Công ty TNHH MTV cảng Chân Mây (Huế), cho biết, cảng Chân Mây đi vào hoạt động, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Thừa Thiên - Huế và các địa phương lân cận. Tuy nhiên, sau hơn 7 năm đi vào hoạt động, cảng Chân Mây thường xuyên đối mặt với nguy cơ “chết yểu” trước nạn khai thác tôm hùm bông trái phép diễn ra ồ ạt trên luồng tàu ra vào cảng. Hậu quả, tàu thuyền ra vào cảng bốc xếp hàng hóa thường xuyên mắc kẹt vì lưới cuốn chặt chân vịt.

Lãng phí do thiếu tầm nhìn

Định hướng phát triển kinh tế Việt Nam là hướng ra biển, tuy nhiên, công tác quy hoạch cảng biển trong thời gian qua đặt ra nhiều thách thức. Bài học từ quy hoạch cảng Vân Phong cho thấy điều đó. Đến thời điểm này cả nước duy nhất có cảng Vân Phong được quy hoạch làm cảng trung chuyển quốc tế, nhưng sau 2 năm khởi công, đến nay, lại phải ngưng do thay đổi thiết kế: từ xây dựng cầu cảng đón tàu 6.000 - 9.000 TEU (container hiện nay tương đương 2 TEU) nay lên 12.000 TEU. Lý do được chủ đầu tư đưa ra là thay đổi cho phù hợp với thực tế ban đầu, vì thiết kế trước đó đã “lỗi thời” ngay cả đối với hệ thống cảng trong nước. Như vậy, một công trình trọng điểm quốc gia nhưng chỉ sau 2 năm khởi công đã bị lỗi thời. Phải chăng công tác quy hoạch chưa có tầm nhìn, chưa dự đoán được xu thế phát triển.

Tương tự, vào tháng 7-2007, cảng Cửa Việt (Quảng Trị) được bàn giao cho Tập đoàn Vinashin. Lập tức, Vinashin dự kiến sẽ đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng để nâng cấp cảng Cửa Việt thành cảng biển lớn. Trong đó, 600 tỷ đồng đầu tư đến năm 2010 cho cầu cảng Cửa Việt để đón tàu 10 ngàn tấn; 1.600 tỷ đồng để xây dựng nhà máy đóng tàu 70.000 DWT (công suất 10 tàu/năm). Nhưng trận bão tháng 10-2007 đã làm cho cao độ đáy luồng cảng Cửa Việt bị bồi lấp từ độ sâu -4,2m xuống còn -2,5m, nên chỉ có tàu trọng tải dưới 500 tấn ra vào cảng, và đâu lại vào đó. Đây là bài học trong việc quy hoạch và phát triển cảng biển thiếu tầm nhìn, nếu không nói là vội vàng.

Hiện nay, các cảng biển Việt Nam nói chung, miền Trung nói riêng không thể tiếp nhận tàu container 4.000 TEU trở lên, mà chỉ tiếp nhận loại 2.000 TEU. Do đó, muốn xuất hàng hóa đi các nước, lâu nay, chúng ta thường tập trung hàng qua các cảng Singapore, sau đó mới dùng tàu cỡ lớn phân bố, vì vậy phải chịu thêm khoản phí 400 USD/TEU. Nếu tính, mỗi năm chúng ta xuất 4 triệu TEU thông qua cảng Singapore, số tiền phí lên đến hàng tỷ USD, một con số không nhỏ và sẽ tiếp tục lãng phí nếu chúng ta không khắc phục và đổi mới cách làm.

Chúng ta cần quy hoạch xây dựng cảng lớn một cách bài bản, có trọng tâm, thay vì làm tràn lan và thiếu tầm nhìn quy hoạch như hiện nay.

Theo SGGP

TIN LIÊN QUAN
Nhập khẩu hàng hóa từ Bỉ tăng mạnh (5/9/2014 9:20:43 AM)
EU cấm nhập khẩu cá từ Belize, Campuchia và Guinea (3/28/2014 10:04:57 AM)
Trao đổi thương mại Việt Nam – Bỉ năm 2013 tăng trưởng (3/7/2014 9:10:59 AM)
Lưu thông container trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương tăng 2.4% trong năm 2013 (2/12/2014 10:13:43 AM)
Cơ hội đầu tư hợp tác lĩnh vực logistics biển (11/22/2013 9:56:40 AM)
Cảng ngóng tàu... (11/21/2013 10:02:03 AM)
Lưu thông container lao dốc tại các cảng Ấn Độ (11/19/2013 8:56:10 AM)
Hãng vận tải Puerto Rico bổ sung ghé cảng tại Port Everglades (10/4/2013 10:29:35 AM)
Lưu thông container trong tháng 8 tăng ở các cảng Bờ Tây (10/3/2013 9:24:40 AM)
Hà Lan đứng đầu về cơ sở hạ tầng cảng (9/10/2013 9:20:36 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Horizon Lines ngừng tuyến xuyên Thái Bình Dương (10/26/2011 9:45:23 AM)
Lo ngại mất việc, đóng cửa nếu bến container Manila tăng phí (10/26/2011 9:31:52 AM)
Sản lượng container tại Tacoma tăng trong tháng Chín (10/25/2011 9:16:22 AM)
FESCO triển khai tuyến mới (10/25/2011 9:14:26 AM)
Ba hãng tàu khởi động tuyến châu Á - Ấn Độ (10/25/2011 9:13:34 AM)
COSCO tăng cước trên tuyến Viễn Đông/Trung Đông (10/22/2011 8:54:11 AM)
Maersk/MISC tăng độ bao phủ cảng tuyến Đông Nam Á-châu Đại Dương (10/22/2011 8:53:24 AM)
Emirates Shipping tăng phí ùn tắc cảng tại Ấn Độ (10/21/2011 10:37:09 AM)
MSC triển khai tuyến Bắc Âu – Ecuador (10/21/2011 10:36:44 AM)
Hamburg tăng cường lưu thông đến Nga (10/21/2011 10:36:21 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com