Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Các nước mới nổi sẽ “đau đầu” với bài toán lãi suất

2/1/2012 8:36:16 AM

Theo HSBC, mặc dù còn đối mặt với nhiều khó khăn thì năm 2012 này, các nước mới nổi vẫn cần dành sức để thực hiện việc cắt giảm lãi suất đồng thời tung ra các chính sách kích thích tài khóa, thúc đẩy khả năng phục hồi cho toàn khu vực.

HSBC: Với những tác động bên ngoài, các quốc gia mới nổi không tránh khỏi việc phải thiết lập các chính sách hạn chế tăng trưởng và giảm áp lực giá cả nhằm tránh lạm phát.

Theo Báo cáo Chỉ số phát triển kinh tế tại các thị trường mới nổi của HSBC (HSBC Emerging Markets Index – EMI) vừa công bố mới đây, trong quý IV/2011, tăng trưởng tại các thị trường mới nổi vẫn tiếp tục trì trệ.

Cơ quan nghiên cứu này đánh giá, nguy cơ phải đối mặt với sự ảnh hưởng kinh tế từ Mỹ, Anh và thậm chí từ chính các quốc gia mới nổi phụ thuộc khá nhiều vào độ nhạy của thị trường.

Theo đó, chỉ số phát triển chỉ tăng nhẹ lên mức 52,2 điểm từ mức 52,0 của quý III, phản ánh một tỷ lệ mở rộng kinh tế nhẹ khi thương mại thế giới suy giảm trong suốt năm 2011.

Với chính sách thắt chặt tiền tệ đang được các ngân hàng trung ương áp dụng để đối phó với áp lực lạm phát thì giá cả tại các thị trường này đã giảm xuống mức thấp trong 10 quý vừa qua.

Tỏ ra khá nghiêm khắc, Kinh tế gia trưởng của Bộ phận Nghiên cứu Kinh tế Toàn cầu HSBC  Stephen King nhận xét: “Mặc dù đổ lỗi cho các nhân tố khách quan ngoài tầm kiểm soát đã gây ra sự suy giảm trong hoạt động kinh tế của các thị trường mới nổi, mà cụ thể là cuộc khủng hoảng của khu vực đồng tiền chung châu Ấu, những yếu kém của cả Mỹ và Anh nhưng  chính bản thân các nền kinh tế mới nổi cũng góp phần làm mất đà sản xuất”.

Bên cạnh đó, ông cũng chỉ ra, những bất ổn kinh tế và chính trị trong khu vực Trung Đông gia tăng kéo theo việc đội giá dầu lên cao đã khiến cho các quốc gia mới nổi không tránh khỏi việc phải thiết lập các chính sách hạn chế tăng trưởng và giảm áp lực giá cả nhằm tránh lạm phát.

Vị chuyên gia cho rằng, các quốc gia mới nổi trong 12 tháng tới cần dành sức để giải quyết những tác động tiêu cực, thực hiện việc cắt giảm lãi suất đồng thời tung ra các chính sách kích thích tài khóa để thúc đẩy khả năng phục hồi cho toàn khu vực.

Báo cáo của HSBC ghi nhận khuynh hướng suy giảm sản xuất công nghiệp bao phủ khắp châu Á với sự dẫn dầu là Đài Loan và Hàn Quốc. Trong khi đó, Hồng Kông cũng sụt giảm nhẹ trong sản lượng đầu ra và Singapore thể hiện sự trì trệ.

Một số quốc gia khác bứt ra khỏi “guồng xoáy” chung như Ấn Độ, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ lại có được sự mở rộng sản xuất vững chắc và mạnh mẽ. Cộng hòa Séc và Ba Lan có mức mở rộng sản xuất yếu hơn năm trước.

Nhận định về viễn cảnh thời gian tới, ông Frederic Neumann, đồng Giám đốc khối Nghiên cứu Kinh tế tại các thị trường châu Á của ngân hàng HSBC cho hay, “Khi sự bất ổn của khu vực đồng tiền chung châu Âu vẫn vẫn còn đó thì các chính sách kích thích vẫn cần có để duy trì sự tăng trưởng bền vững chung của châu Á”.

“Tuy nhiên, các nước cần có một khoảng thời gian để những tác động này phát huy hiệu quả khi mà tăng trưởng chỉ có thể phục hồi vào quý II nếu như châu Âu không xảy ra thêm biến cố nào nữa” – ông này kết luận.

Theo Dân Trí

TIN LIÊN QUAN
Shipco mở dịch vụ LCL từ L.A. đến Costa Rica (5/8/2014 8:22:26 AM)
Sản lượng container L.A, Long Beach đi xuống (3/20/2014 9:02:59 AM)
Không loại trừ việc áp dụng giá trần cho mặt hàng sữa (3/5/2014 9:42:38 AM)
Kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm tháng đầu năm 2014 giảm (2/24/2014 10:00:06 AM)
Lưu thông container trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương tăng 2.4% trong năm 2013 (2/12/2014 10:13:43 AM)
Xuất khẩu gạch ốp lát và sứ vệ sinh tăng mạnh (1/4/2014 9:41:15 AM)
Nhập khẩu sữa tăng 25,24% so với cùng kỳ năm trước (11/21/2013 9:49:38 AM)
Âm thầm vượt rào lãi suất huy động (10/14/2013 9:35:39 AM)
Hãng vận tải Puerto Rico bổ sung ghé cảng tại Port Everglades (10/4/2013 10:29:35 AM)
Sản lượng container của LA giảm 1.48% trong tháng 7 (8/17/2013 8:56:53 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Kinh tế khó khăn khiến chi tiêu sụt giảm (2/1/2012 8:28:22 AM)
Hấp dẫn tín dụng ngoại tệ 2012 (1/31/2012 9:16:21 AM)
Việt Nam: Đừng lỡ nhịp phục hồi của kinh tế thế giới (1/31/2012 9:15:25 AM)
Giá hàng hóa bắt đầu ổn định (1/31/2012 9:12:06 AM)
Chào năm con rồng, chứng khoán 'bay' cao (1/31/2012 9:11:28 AM)
Myanmar "trải thảm đỏ" đón nhà đầu tư nước ngoài (1/30/2012 9:38:32 AM)
Lương tăng cũng chỉ đủ bù... trượt giá (1/30/2012 9:37:49 AM)
Khí thế “ra quân“ đầu năm của doanh nghiệp cả nước (1/30/2012 9:37:17 AM)
Phương Tây “ngấm đòn” khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng kém hơn (1/30/2012 9:36:43 AM)
Kinh tế Việt Nam 2012: Tín hiệu lạc quan (1/30/2012 9:35:54 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com