Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Doanh nghiệp thủy sản kêu trời vì phí và cước

3/30/2012 10:10:41 AM

Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) vừa liên tiếp gửi văn bản tới bộ, ngành liên quan đề nghị giảm cước phí vận tải biển cũng như phí kiểm dịch. Vasep cho rằng việc tăng phí và tăng cước vận tải biển quá cao, nhiều doanh nghiệp nắm chắc phần thua lỗ trong các hợp đồng đã ký với khách hàng từ năm trước…

 

Cước đã cao lại còn đột biến

Theo Vasep, giá cước vận tải biển Việt Nam những năm gần đây vẫn thường cao hơn so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines... từ 10 - 15%/container 20 feet. Thế nhưng từ ngày 1.4, phụ phí cước vận chuyển (GRI - General Rate Increase) sẽ được áp dụng với giá là 400USD/TEU (container 20 feet) cho hàng hóa từ Việt Nam đến Châu Âu; từ ngày 1.5 phụ phí GRI sẽ được áp dụng với giá là 400USD/TEU từ Việt Nam đến Mỹ. Như vậy, theo Vasep chỉ trong vòng 3 tháng, giá cước vận tải biển tăng rất cao với mức tăng khủng từ 640 - 1.200USD/container 20 feet.

Hiện EU và Mỹ là 2 thị trường lớn nhất nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Năm 2011, giá trị xuất khẩu vào EU và Mỹ chiếm gần 42% tổng giá trị xuất khẩu. Do đó, việc tăng cước vận tải biển từ Việt Nam đi 2 thị trường này sẽ tác động rất lớn đến kế hoạch kinh doanh của các DN, khiến các chủ hàng bị động trong thực hiện các hợp đồng ngoại thương.

“Chi phí tăng đồng nghĩa với cơ hội cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam giảm. Việc tăng cước vận tải biển hiện nay đang gây bức xúc lớn cho các DN Việt Nam vì mức tăng quá cao, nhiều DN nắm chắc phần thua lỗ trong các hợp đồng đã ký với khách hàng từ năm trước do nhiều yếu tố tác động, bao gồm cả giá cước vận tải biển” - ông Trương Đình Hòe (Tổng Thư ký Vasep) bức xúc.

Phí vù lên 300%

Không chỉ kêu về cước, tại văn bản khác vừa gửi tới Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ NNPTNT, Vasep cho hay, ngày 5.1.2012, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư số 04/2012/TT-BTC (TT 04) quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y và có hiệu lực từ ngày 1.3.2012.

Gần 1 tháng thực hiện, hàng loạt DN thủy sản đã kêu trời cho hay, mức phí kiểm dịch lô hàng tăng quá cao, lên tới mức trên 300% so với quy định cũ tại thông tư 199/2010/TT-BTC ngày 13.12.2010 của Bộ Tài chính (TT 199). Cụ thể, theo quy định tại TT 199, phí kiểm dịch được tính theo lô hàng, bất kể lô hàng lớn hay nhỏ có từ 1 hoặc nhiều container trở lên, không tính theo trọng lượng, áp dụng chung đối với cả lô hàng nhập khẩu cũng như lô hàng xuất khẩu, với mức phí chung là 285.000 đồng/lô hàng.

Còn theo quy định mới thì mức phí kiểm dịch được phân thành 2 cấp và được quy định cũng theo lô hàng nhưng lô hàng có ấn định trọng lượng cụ thể theo số lượng tấn. Cụ thể mức phí kiểm dịch là 400.000 đồng/lô hàng từ 12 - 24 tấn và 200.000 đồng/lô hàng dưới 12 tấn. Như vậy nếu DN nhập lô hàng lớn, đóng trong nhiều container sẽ càng phải đóng phí “khủng”. Cụ thể, với lô hàng có 1 container 24 tấn, DN phải đóng phí kiểm dịch 400.000 đồng, tăng hơn 40% so với mức cũ 285.000 đồng. Nếu lô hàng có 2 container 48 tấn thì phí kiểm dịch 800.000 đồng trong khi mức cũ cũng chỉ 285.000 đồng, tức chịu phí tăng trên 180%. Và nếu lô hàng có 3 container 72 tấn thì phí kiểm dịch 1.200.000 đồng - tăng trên 321%. Tóm lại lô hàng càng lớn, thì mức phí sẽ tăng gấp nhiều lần do có nhiều container.

Theo ông Hòe, DN thủy sản lại đang gặp khổ ải vì vốn bị thắt chặt, hàng loạt chi phí đầu vào đều tiếp tục tăng từ 10-35% so với năm 2011 điện, nước, lương, nguyên liệu thủy sản, chi phí kiểm nghiệm, xăng dầu, bao bì... Nên nay lại xuất hiện thêm việc tăng phí kiểm dịch lô hàng theo quy định tại TT 04 đang ảnh hưởng rất lớn tới sức cạnh tranh của các DN. Ngoài ra, việc kiểm dịch lô hàng thủy sản đông lạnh nhập khẩu theo TT 04 thực tế chỉ là kiểm tra cảm quan, không có hoạt động gì mới so với trước, nên việc tăng phí kiểm dịch lô hàng theo quy định mới phân theo trọng lượng container là chưa hợp lý.

 

Theo Lao Động

TIN LIÊN QUAN
Đường sắt Anh hoàn tiền khách hàng nếu tàu trễ 1 phút (7/2/2014 9:44:25 AM)
Dự báo xuất khẩu thủy sản đạt 7 tỷ USD (6/18/2014 9:50:26 AM)
Myanmar: Nhà cung cấp thủy sản nguyên liệu tiềm năng (6/18/2014 9:43:50 AM)
Xuất khẩu thủy sản có thể đạt 7 tỷ USD (6/16/2014 9:12:26 AM)
Ý xem Việt Nam là 1 trong 10 thị trường mới nổi (6/10/2014 9:25:46 AM)
Xuất khẩu sang Anh tăng trưởng khá (6/3/2014 10:58:16 AM)
Tình hình sản xuất và nuôi trồng thủy sản 5 tháng 2014 (5/30/2014 10:57:47 AM)
5 tháng, xuất khẩu thủy sản tăng 25%, sản xuất tăng 3,2% (5/27/2014 9:36:28 AM)
Châu Âu có trại nuôi cá rô phi đầu tiên đạt chứng nhận BAP (5/27/2014 9:31:52 AM)
Xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc hồi phục (5/23/2014 9:11:50 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Rau quả khó vào châu Âu (3/30/2012 10:09:56 AM)
Thu thuế xuất nhập khẩu qua ngân hàng VietinBank (3/30/2012 10:09:16 AM)
Hàng xuất khẩu Trung Quốc được ưu đãi đủ kiểu (3/30/2012 10:07:30 AM)
Dồn dập hợp đồng xuất khẩu gạo (3/29/2012 10:06:59 AM)
Nhật, Mỹ, EU hợp tác công nghệ sản xuất đất hiếm (3/29/2012 10:06:27 AM)
Lệnh cấm xuất khẩu bông Ấn Độ chắc chắn sẽ được duy trì (3/29/2012 10:05:48 AM)
“Đòi” nhập khẩu 268.000 tấn đường (3/29/2012 10:02:47 AM)
Nhóm hàng nông sản xuất khẩu gặp khó trong quý 1 (3/28/2012 10:11:43 AM)
Cá tra xuất khẩu sang Mỹ tăng đột biến (3/28/2012 10:10:06 AM)
Xuất khẩu năm 2012: Đối mặt với giá giảm (3/28/2012 10:09:40 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com