Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Đón đầu cơ hội xuất khẩu

3/23/2013 9:51:35 AM

Cơ hội xuất khẩu vẫn còn nhiều nhưng doanh nghiệp Việt Nam chưa biết cách khai thác và chiếm lĩnh thị trường. 

"Doanh nghiệp (DN) xuất khẩu Việt Nam đụng đâu là dính khó khăn ở đó. Nhiều DN đang bi quan về cơ hội xuất khẩu khi thị trường mới không còn. Tuy nhiên, thị trường mới nằm trong chính thị trường đang khai thác do DN chưa biết cách phát triển và chiếm lĩnh mà thôi!" - ông Trần Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Công Thương, khẳng định tại diễn đàn xuất khẩu 2013 do UBND TP.HCM và Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM tổ chức (22-3). 

Cũng tại diễn đàn, các tham tán thương mại đã chỉ ra rất nhiều cơ hội cho các DN xuất khẩu.

 Dư địa thị trường rất nhiều

 "Từ ngày 15-3-2013, phía Nhật Bản đã làm việc với Bộ NN&PTNT, chấp nhận kết quả kiểm tra chất lượng ở một số phòng kiểm nghiệm tại Việt Nam có giá trị tương đương với phòng kiểm nghiệm tại Nhật Bản. Và khoảng một tháng nữa, một dự án xuất khẩu rau quả vào Nhật Bản sẽ khởi động. Đây là tin vui cho sản phẩm nông, thủy sản xuất khẩu bởi có thể giảm chi phí, thời gian và thêm sức cạnh tranh tại thị trường Nhật Bản" - ông Nguyễn Trung Dũng, Tham tán thương mại tại Nhật Bản, thông tin. 

Mỗi năm Nhật Bản bỏ ra hàng trăm tỉ USD để nhập khẩu vậy mà tỉ lệ xuất khẩu của Việt Nam vào đây quá nhỏ, chỉ khoảng 13 tỉ USD trong năm 2012, chưa tương xứng với tiềm năng thương mại hai nước. Đa số người Nhật chưa có nhiều thông tin về hàng nông sản Việt Nam. Theo lộ trình thực thi các hiệp định thương mại hai nước, hàng trăm mặt hàng nông sản, thực phẩm vào Nhật Bản sẽ được giảm thuế như năm 2014, các mặt hàng bạch tuộc, sứa... chỉ còn chịu 0% thuế. Do đó, cơ hội làm ăn với các DN Nhật Bản còn rất nhiều. 

Tương tự là thị trường Úc. Ông Nguyễn Bảo, Tham tán thương mại tại Úc, nhận định DN Việt Nam vẫn chưa biết cách khai thác tốt thị trường này. Úc có nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng vốn là thế mạnh của Việt Nam như da giày, may mặc, đồ gỗ, thủy sản... và thị phần còn rất nhiều. 

Myanmar cũng là thị trường thu hút sự quan tâm của nhiều DN. Hàng Việt Nam rất được người Myanmar chuộng vì chất lượng tốt và giá rẻ, nông sản Myanmar lại có giá cao hơn nông sản Việt Nam. Nhiều DN đi trước như LiOA, Điện Quang đã tạo uy tín tại đây từ nhiều năm trước... Tuy nhiên, tỉ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam với Myanmar chỉ chiếm 1% nên dư địa để xúc tiến thương mại còn rất nhiều. 

Ông Vũ Cường, Tham tán thương mại tại Myanmar, cho biết: Myanmar mới mở cửa kinh tế khi Mỹ và EU bỏ cấm vận, khoảng trống thị trường rất dồi dào. Với mối quan hệ chính trị tốt, gần gũi về địa lý và công nghệ sản xuất phát triển hơn, Việt Nam có thể hợp tác chuyển giao công nghệ cho Myanmar. Sẽ có những ưu đãi về thuế vì Việt Nam và Myanmar cùng thuộc Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN, hợp tác tiểu vùng sông Mekong... 

Bỏ kiểu xuất khẩu "lướt ván"

"Một thị trường lớn như Úc mà bao nhiêu năm qua không có một loại trái cây nào của Việt Nam xuất sang. Lý do là chất lượng không đạt chuẩn quy định. Nếu nói Úc khó tính thì tại sao trái cây Trung Quốc vẫn vào được?" - ông Bảo, Tham tán thương mại tại Úc, bộc bạch. 

Ông cho rằng DN Việt Nam cần bỏ thói quen xuất khẩu "lướt ván", "ngon thì xuất, khó thì bỏ" mà cần có tầm nhìn lâu dài, phải biết chọn hội chợ xúc tiến thương mại phù hợp, phí tham dự có thể cao nhưng hiệu quả chắc chắn. 

Thị trường Myanmar cũng đang lo ngại kiểu xuất khẩu "lướt ván" của DN Việt Nam. "Nhiều DN cứ nghĩ Myanmar mới mở cửa trở lại, hàng hóa ít, kiểm tra chất lượng không chặt nên lấy hàng ế, kém chất lượng sang bán. Một số DN thì lúc đầu xuất sản phẩm tốt, sau thay nguyên liệu rẻ tiền bán giá rẻ để cạnh tranh. Tất cả đều tác động xấu đến người tiêu dùng Myanmar, họ quay sang dùng sản phẩm nước khác" - ông Cường, Tham tán thương mại tại Myanmar, nói thẳng. 

Một số DN không biết cách đầu tư, bán sản phẩm cho nhà nhập khẩu Myanmar và cho phép họ thay bằng thương hiệu của DN Myanmar. Cách tiếp cận thị trường quá yếu, rất ít DN có showroom giới thiệu sản phẩm, kho bãi trữ hàng tại Myanmar. Ông lo lắng: "Cơ hội rất nhiều nhưng DN có biết làm, biết chớp thời cơ hay không mới quan trọng. Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc và nhiều nước khác đang vượt mặt Việt Nam tại thị trường này". 

Theo tham tán thương mại tại Nhật Bản, giải pháp duy nhất để tháo gỡ khó khăn ở các thị trường là chất lượng. DN tuyệt đối không được gian lận về chất lượng. Chẳng hạn, "phía Nhật vừa cảnh báo lô hàng thủy sản của Ấn Độ vi phạm chất lượng, bị trả về thì một số DN Việt liền mua lại. Không biết mua làm gì nhưng Nhật sẽ kiểm ngặt hàng thủy sản Việt Nam hơn. Phải diệt những con sâu trước khi chúng làm rầu nồi canh" - ông nói thêm.

 Theo báo Pháp luật TP.HCM

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Thép ngoại “đè bẹp” thép nội (3/23/2013 9:42:49 AM)
Tình hình xuất khẩu cà phê sang Châu Phi (3/23/2013 9:41:57 AM)
Xuất khẩu hàng dệt may 2 tháng đầu năm tăng trưởng ở hầu hết các thị trường (3/23/2013 9:40:32 AM)
Kim ngạch xuất khẩu chè tăng trưởng (3/21/2013 9:33:57 AM)
Xuất siêu 701 triệu USD (3/21/2013 9:32:11 AM)
Nhập siêu 139 triệu USD trong nửa đầu tháng 3 (3/21/2013 9:31:24 AM)
Xuất khẩu gạo Thái Lan tháng 1 mạnh nhờ xuất sang Iraq, Trung Quốc, Hoa Kỳ và một số nước châu Phi (3/21/2013 9:30:55 AM)
Long An xuất siêu gần 138 triệu USD trong quý I/2013 (3/20/2013 9:36:20 AM)
Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 2 tháng đầu năm 2013 (3/20/2013 9:33:34 AM)
Xuất khẩu thủy sản giảm mạnh (3/20/2013 9:32:29 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com