Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Áp giá điện riêng cho ngành thép, xi măng

6/8/2013 10:53:14 AM

Dự thảo sửa đổi của Bộ Công Thương về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện có nhiều thay đổi, nhiều doanh nghiệp lo âu khi giá điện tăng, đội thêm chi phí đầu vào.

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện với thời hạn áp dụng dự kiến từ ngày 1-7-2013.

Không bù lỗ chéo cho sắt thép, xi măng

Điểm mới trong dự thảo này là Bộ Công Thương đã đề xuất áp giá điện riêng cho ngành sản xuất sắt thép, xi măng nhằm chấm dứt tình trạng bù chéo điện sinh hoạt cho điện sản xuất. Tính trên giá điện bình quân, giá điện cho sản xuất sẽ tăng thêm 2%-7%, tùy mức điện áp và thời điểm sử dụng. Riêng giá điện cho sản xuất sắt thép, xi măng sẽ cao hơn từ 2%-16%.
Cụ thể, giá điện cho 2 ngành này vào giờ bình thường và thấp điểm sẽ thấp hơn giá điện bình quân nhưng giờ cao điểm được tính bằng 160%-187% giá điện bình quân, tùy theo cấp điện áp. Sau 3 năm thảo luận, lần đầu tiên Bộ Công Thương trình phương án giá điện riêng cho ngành sắt thép, xi măng.

Theo kết quả kiểm toán, chỉ riêng năm 2010, sản lượng điện tiêu thụ của ngành thép, xi măng lên tới gần 9,5 tỉ KWh, chiếm hơn 11% điện thương phẩm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Giá bán điện bình quân cho doanh nghiệp (DN) thép, xi măng là 914 đồng/KWh trong khi giá bán điện bình quân là 1.183 đồng/KWh, còn giá điện sinh hoạt ở mức gần 1.400 đồng/KWh. Ngành điện đã phải bù lỗ 2.547 tỉ đồng cho ngành thép, xi măng. Gánh nặng đè lên giá điện sinh hoạt vì hiện nay, giá điện sản xuất thấp hơn giá điện sinh hoạt do chính sách không khuyến khích người dân sử dụng nhiều điện.

Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA), cho biết hệ số đàn hồi điện/GDP của Việt Nam hiện nay là 2,5 trong khi nhiều nước khu vực chưa tới 1, chứng tỏ nước ta sử dụng điện còn lãng phí và kém hiệu quả. Việt Nam cần tiêu hao 3-4 KWh điện mới sản sinh 1 đơn vị GDP trong khi tỉ lệ cân bằng là 1-1. Về sản lượng tiêu thụ, điện sản xuất chiếm 70% và tiêu tốn năng lượng nhiều nhất là ngành thép, xi măng. Một nhà máy thép “ăn” điện bằng hàng trăm nhà máy công nghiệp nhẹ nên áp giá điện cao cho ngành thép, xi măng là cần thiết.

Theo ông Ngãi, việc cơ cấu lại biểu giá điện hay điều chỉnh giá điện là cần thiết nhưng ngành điện phải công khai giá thành, giá bán để người dân biết. Hiện ngành điện đang phải bán thấp hơn giá thành, Chính phủ đã đồng ý có lộ trình tăng giá nhưng mỗi khi tăng giá điện lại bị xã hội phản ứng do thiếu công khai, minh bạch. Đặc biệt, ngành điện cũng chưa nỗ lực tiết giảm giá thành biểu hiện ở tỉ lệ tổn thất điện năng cao, nhân lực lớn làm phình quỹ lương…

Lo chi phí đầu vào tăng

Trước thông tin này, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã phản ứng. Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó Chủ tịch VSA, cho rằng thép là ngành công nghiệp quan trọng, không thể “phân biệt đối xử” như các ngành sản xuất khác. “Thép đang tồn kho nhiều, DN đang lỗ, nếu phải chịu giá điện cao thì không khác nào giết chết ngành công nghiệp quan trọng này” - ông Nghi nhấn mạnh.

Ông Đỗ Duy Thái, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thép Việt, cho biết hiện các DN trong nước đã chủ động được 100% nguyên liệu cho thép xây dựng. DN ngành thép đang gặp nhiều khó khăn, nay giá điện tăng sẽ càng khó khăn hơn. Tại Tập đoàn Thép Việt, mỗi tấn thép xây dựng tiêu thụ khoảng 360 KWh điện, trong khi một số DN sử dụng công nghệ của Trung Quốc với giá rẻ sẽ tiêu tốn khoảng 600 KWh điện.
Khi chi phí đầu vào tăng cao buộc DN phải tăng giá bán thép nhưng điều này rất khó trong tình hình sức tiêu thụ chậm, thị trường bất động sản đóng băng. Đáng lo hơn, khi DN trong nước ngày càng yếu đi sẽ tạo cơ hội cho thép ngoại đang ồ ạt tràn vào.

Nhiều DN sản xuất thuộc các ngành nghề khác cũng e ngại việc tăng giá điện sẽ càng gây sức ép làm tăng chi phí đầu vào, trong khi thị trường đang bí đầu ra. Ông Phạm Xuân Hồng, Tổng Giám đốc Công ty CP May Sài Gòn 3, lo lắng tăng giá điện không chỉ là chuyện DN phải đóng thêm tiền điện mỗi tháng, tăng chi phí đầu vào mà còn khiến giá cả tất cả nguyên phụ liệu đầu vào khác như sợi, vải, miếng lót… đều tăng theo. “Khi đó, chi phí bình quân của DN sẽ bị đội lên bởi khâu sản xuất nào cũng cần điện. Đây mới là điều DN… ngán nhất!” - ông Hồng nói.

Chưa hợp lý!

Theo đề xuất của Bộ Công Thương, đối tượng được giảm giá điện tính theo giá bình quân là đơn vị hành chính sự nghiệp (giảm 1%), chiếu sáng công cộng (giảm 2%), kinh doanh (giảm 2%-8%). Điện sinh hoạt sẽ được tính theo 6 bậc thang, bậc đầu giảm tới 20% và tăng 6% ở bậc từ 201-300 KWh, tăng 7% ở các bậc 401 KWh trở lên.

Theo ông Trần Viết Ngãi, việc tăng giá điện sản xuất nhưng lại giảm giá ở đơn vị hành chính sự nghiệp là chưa hợp lý. Các công sở rất lãng phí điện, lẽ ra phải tăng giá ở đối tượng mua điện này. Trong khi đó, tăng giá điện sản xuất sẽ làm tăng giá đầu vào của DN, gây sức ép tăng giá thành sản phẩm, tác động đến chỉ số giá tiêu dùng và “đánh” vào túi tiền người dân.

Theo nld.com.vn
TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Tập đoàn da giày Trung Quốc chuyển sản xuất sang Nigeria (6/6/2013 9:42:53 AM)
Sản lượng dầu cọ Malaysia đạt mức cao kỷ lục (6/6/2013 9:42:16 AM)
Mỹ - Trung tăng cường hợp tác (6/6/2013 9:41:34 AM)
Ba chương trình xúc tiến tại thị trường Myanmar (6/5/2013 10:04:57 AM)
Sự phục hồi của ngành cà phê Angola (6/5/2013 9:14:51 AM)
Lo mất trắng thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột (6/5/2013 9:10:53 AM)
Sản xuất, xuất khẩu đều tăng trưởng (6/4/2013 9:29:33 AM)
Doanh thu da lông thú toàn cầu năm 2011/12 đạt mức cao nhất mọi thời đại (6/3/2013 10:21:37 AM)
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ 1/6 (6/3/2013 10:18:54 AM)
2 tỷ USD cho dự án nhiệt điện tại Dung Quất (6/3/2013 10:11:52 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com