Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Tăng thuế suất nhập khẩu, thêm áp lực nguyên liệu lên doanh nghiệp thủy sản

11/19/2013 11:08:02 AM

Các mặt hàng nông lâm thủy sản, chế phẩm nông sản, thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm trong nước không nuôi, sản xuất được sẽ được giữ nguyên mức thuế suất. Đối với các mặt hàng nguyên liệu sản xuất trong nước sẽ bị tăng thuế từ 2-3%. Theo Bộ Tài chính, đây là biện pháp để khuyến khích sử dụng sản phẩm trong nước đã sản xuất được và hạn chế nhập siêu.

Hiện nay, Bộ Tài Chính đã rà soát danh mục Biểu thuế NK ưu đãi hiện hành và xin ý kiến của các cơ quan, tổ chức liên quan thành trong tháng 10/2013.

Căn cứ vào danh mục các mặt hàng trong nước đã sản xuất được, danh mục những mặt hàng không khuyến khích NK, kim ngạch NK năm 2012, cam kết WTO năm 2014, khung thuế suất thuế NK của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Tài chính đã tiến hành rà soát 3.425 dòng thuế.

Qua đó, dự kiến giữ nguyên thuế suất thuế NK của 2.963 dòng thuế là nguyên liệu đầu vào trong nước chưa sản xuất được. Đây chủ yếu là các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, chế phẩm nông sản, thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm trong nước không nuôi trồng được hoặc nuôi trồng không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước; khoáng sản tài nguyên thô cần khuyến khích NK; các mặt hàng hóa chất cơ bản trong nước chưa sản xuất được; các mặt hàng máy móc thiết bị công nghệ kỹ thuật cao trong nước chưa sản xuất được...

Trong đó, dự kiến mức thuế suất NK mặt hàng cá thu sẽ tăng từ 12% lên 13%, tôm hùm đá từ 10% lên 15%, cua ghẹ vỏ mềm tăng từ 0% lên 3%, tôm sú và tôm chân trắng, tôm càng xanh tăng từ 10% lên 12%.

Theo Bộ Tài chính, để khuyến khích sử dụng sản phẩm nuôi trồng trong nước và thống nhất với mức thuế suất của các mặt hàng trong nhóm nhuyễn thể, Bộ sẽ điều chỉnh mức thuế suất NK: hàu (mã HS 03071910), sò điệp (03072910), trai, sò sống, đông lạnh (mã HS 030771-9110) tăng từ 0% lên 3%, bạch tuộc đông lạnh (mã HS 03075910) từ 10% lên 15% trong năm 2014.

Trong tháng 10/2013, Bộ Tài chính cũng đang đề xuất giảm thuế suất thuế NK ưu đãi của 170 mã hàng hóa từ 1/1/2014. Theo Bộ Tài chính, biểu thuế hiện hành có 9.556 dòng thuế. Thực hiện cam kết WTO năm 2014 có 393 dòng thuế thuộc diện cắt giảm, trong đó có 223 dòng thuế đã có mức thuế suất hiện hành năm 2013 thấp hơn hoặc bằng mức cam kết WTO năm 2014 nên  chỉ còn 170 dòng thuế phải điều chỉnh giảm mức thuế suất xuống bằng mức cam kết WTO năm 2014.

Theo đề xuất này, trong năm tới sẽ giảm thuế suất thuế NK ưu đãi đối với nhiều mặt hàng thực phẩm như: Cá hồi vân (cá hồi nước ngọt), cá hồi Đại Tây Dương, cá trích giảm từ 12% xuống còn 10%. 

Tuy nhiên, việc tăng mức thuế suất NK của một số mặt hàng thủy sản như: cá thu, tôm, nhuyễn thể, cua ghẹ... đang khiến các DN không khỏi lo lắng. Hiện nay, các DN XK tôm đang thiếu nguyên liệu trầm trọng và sản xuất cầm chừng không đủ nguyên liệu vì tôm chết do dịch bệnh, sản lượng nuôi trồng đạt mức thấp. Tình hình càng trở nên trầm trọng hơn khi thương lái đẩy mạnh mua tôm nguyên liệu tươi đưa sang Trung Quốc.

10 tháng đầu năm nay, XK hải sản cũng giảm mạnh hơn so với dự đoán của nhiều DN, trong đó có nguyên nhân lớn là thiếu nguyên liệu trong nước phục vụ cho hoạt động XK. Tính đến giữa tháng 10/2013, XK mực bạch tuộc giảm kỷ lục gần 16%; nhuyễn thể hai mảnh vỏ cũng giảm gần 5% sau 3 năm liên tiếp sụt giảm. Sau một năm khá khả quan, XK cua ghẹ và giáp xác khác cũng giảm gần 12% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Để đẩy mạnh XK, đa dạng hóa sản phẩm, nhiều DN buộc phải chọn phương án NK nguyên liệu để chế biến XK do nguồn nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng khoảng 30% công suất của nhà máy. Chỉ trong vòng 5 năm từ 2009 - 2012, tổng kim ngạch NK thủy sản đã tăng gấp đôi lên gần 700 triệu USD. Như vậy, với mức tăng thuế suất NK như Bộ Tài chính dự kiến trình Chính phủ, hoạt động sản xuất, XK của DN hải sản sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

(VASEP)

Theo vinanet

TIN LIÊN QUAN
Dự báo xuất khẩu thủy sản đạt 7 tỷ USD (6/18/2014 9:50:26 AM)
Myanmar: Nhà cung cấp thủy sản nguyên liệu tiềm năng (6/18/2014 9:43:50 AM)
Xuất khẩu thủy sản có thể đạt 7 tỷ USD (6/16/2014 9:12:26 AM)
Ý xem Việt Nam là 1 trong 10 thị trường mới nổi (6/10/2014 9:25:46 AM)
Tình hình sản xuất và nuôi trồng thủy sản 5 tháng 2014 (5/30/2014 10:57:47 AM)
5 tháng, xuất khẩu thủy sản tăng 25%, sản xuất tăng 3,2% (5/27/2014 9:36:28 AM)
Xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc hồi phục (5/23/2014 9:11:50 AM)
Các nhà kinh doanh thủy sản Trung Quốc gặp khó (5/22/2014 10:07:19 AM)
Sản lượng thủy sản tháng 4 đạt hơn 423.000 tấn (5/21/2014 9:23:31 AM)
Xuất khẩu thủy sản sang Pháp: Cá tra khó khăn, tôm rộng cửa (5/16/2014 9:42:30 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Có thể giảm 170 dòng thuế nhập khẩu năm 2014 (11/19/2013 11:07:22 AM)
Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Xri Lanca 9 tháng 2013 (11/19/2013 11:05:22 AM)
Thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2013 (11/19/2013 11:03:57 AM)
Gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục trong câu lạc bộ đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (11/19/2013 11:02:49 AM)
Việt Nam liên tục xuất siêu vào Hoa Kỳ (11/18/2013 11:06:51 AM)
Xuất khẩu qua Ấn Độ đạt gần 1,9 tỉ USD (11/18/2013 10:53:55 AM)
Xuất khẩu có thể vượt mục tiêu (11/18/2013 9:41:39 AM)
Việt Nam xuất siêu 10,8 tỷ USD vào thị trường EU (11/15/2013 10:42:19 AM)
Việt Nam xuất siêu 13,2 tỉ USD vào thị trường Mỹ (11/15/2013 10:40:59 AM)
Xuất khẩu thủy sản ước đạt 6,5 tỷ USD (11/14/2013 10:06:59 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com