Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Đẩy mạnh giao thương tiêu thụ vải bên cạnh thị trường xuất khẩu truyền thống Trung Quốc

6/10/2014 9:38:24 AM

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, vải được mùa, được giá nhưng tỉnh cũng phải chú trọng xây dựng thương hiệu.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn - NNPTNT Lê Quốc Doanh và Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh vừa thăm thực địa các vườn vải tại Bắc Giang.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang: Đầu năm, thời tiết khắc nghiệt mưa và lạnh kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển của cây vải. Diện tích vải toàn tỉnh Bắc Giang năm 2014 khoảng 33.400 ha, sản lượng ước đạt hơn 140.000 tấn quả tươi (tăng 5.000 tấn so với năm 2013). Trong đó, sản lượng vải sớm chiếm khoảng 12%, vải chính vụ chiếm 88%. Diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP 8.500ha, sản lượng ước đạt 45.000 tấn.

Dự báo thời gian thu hoạch vải sớm từ 2 - 20.6 vải chính vụ từ 20.6 - 20.7, tập trung chủ yếu ở Tân Yên, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang và Lục Ngạn. Trong tổng sản lượng toàn tỉnh Bắc Giang sẽ tiêu thụ nội địa khoảng 60% tương ứng khoảng 84.000 tấn (chủ yếu là quả tươi), xuất khẩu khoảng 40% tương ứng 56.000 tấn.

Theo nhận định của ông Dương Văn Thái - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang: Đến thời điểm hiện tại, kiểm tra thực địa cho thấy chất lượng vải năm nay quả to, đẹp, chất lượng đảm bảo do được chăm sóc theo kỹ thuật cao. Vải sớm bắt đầu cho thu hoạch. Vải tươi Bắc Giang tiêu thụ tại các tỉnh lân cận phía Bắc và các thành phố lớn như: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam…

Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore, các nước Châu Âu. Trong đó, Trung Quốc là thị trường truyền thống chiếm tỉ trọng 95% tổng sản lượng xuất khẩu.

Đến ngày 6.6 tại huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) diện tích vải sớm cho thu hoạch đạt 3.000/7.000 tấn. Với giá vải hiện nay là 26.000 - 27.000đ/kg. Để tìm giải pháp tốt nhất cho cây vải Bắc Giang, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh - Bộ NNPTNT: "Tỉnh cần tiếp tục bám sát tình hình tiêu thụ sản phẩm đặc biệt là thời gian thu hoạch vải chính vụ. Ngoài ra, chúng ta cũng phải chú trọng thị trường nội địa. Về lâu dài đề nghị Bộ Công thương tiếp tục đàm phán mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản đặc biệt là cây vải trong thời điểm này".

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: "Vải được mùa, được giá nhưng tỉnh cũng phải chú trọng xây dựng thương hiệu, có sự liên kết sâu hơn nữa giữa các doanh nghiệp và người nông dân, tạo chuỗi giá trị an toàn. Về lâu dài chúng ta phải cân đối thị trường, tiếp cận với các thị trường mới. Trong tuần tới, làm việc với các đối tác Nhật Bản, Singapore…, Bộ Công thương sẽ xúc tiến hợp tác tháo gỡ khó khăn để thông quan xuất khẩu sang các nước bạn.



Theo Báo Lao Động

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Nhiều giải pháp cho nguyên phụ liệu xuất khẩu (6/10/2014 9:26:31 AM)
Xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng 32,9% (6/9/2014 9:43:52 AM)
Xuất khẩu gỗ có thể đạt 10 tỷ vào năm 2020 (6/9/2014 9:43:14 AM)
Ba Lan - thị trường xuất khẩu tiềm năng cho cá ngừ Việt Nam (6/9/2014 9:42:31 AM)
Vải thiều Lục Ngạn có thể xuất sang Nhật Bản, châu Âu (6/9/2014 9:26:47 AM)
Xuất khẩu hồ tiêu sẽ đạt mức kỷ lục 1 tỷ USD (6/9/2014 9:26:13 AM)
Nhập khẩu lốp - Gian lận và những hệ quả (6/7/2014 10:30:51 AM)
Gạo Việt Nam “dồn dập” vào thị trường Trung Quốc (6/7/2014 10:15:56 AM)
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng 48,5% (6/7/2014 10:14:16 AM)
Nhập siêu từ Trung Quốc: Nhìn từ cửa khẩu (6/6/2014 9:51:04 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com