Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Phát triển cảng biển - một cách giữ vững chủ quyền biển đảo và an ninh hàng hải

9/5/2014 9:57:39 AM

Cần phát triển tốt hệ thống cảng biển, thu hút được nhiều tàu quốc tế cập các cảng của Việt Nam. Sự có mặt của những con tàu đại diện cho các cường quốc thế giới trên vùng biển Việt Nam sẽ góp phần giúp Việt Nam bảo vệ tốt hơn chủ quyền biển đảo và an ninh hàng hải.

Để đón tàu hàng, tàu container nước ngoài, Việt Nam có nhiều cảng biển trải dài từ Quảng Ninh tới Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong đó, cụm cảng nước sâu tại Thị Vải - Cái Mép gồm nhiều bến cảng được đầu tư hàng tỷ USD, trang thiết bị hiện đại bậc nhất thế giới, nhưng hiện có ít tàu container cỡ lớn của nước ngoài vào làm hàng, gây lãng phí rất lớn. Làm thế nào để khu Cái Mép -Thị Vải trở thành một “chợ cảng quốc tế” đông đúc, nhộn nhịp? Dưới góc độ một doanh nghiệp trong ngành logistics, GMD cho rằng, nên tập trung trước hết vào một số việc sau.

Thứ nhất, hình thành các liên kết cứng và liên kết mềm giữa các cảng. Liên kết mềm chính là khung giá sàn/giá trần chung cho các dịch vụ cảng, đến các loại phí, những chính sách đồng bộ cho khu vực, sự hình thành mô hình chính quyền cảng. Liên kết cứng là sự kết nối các cảng với nhau về mặt hạ tầng cầu bến và giao thông nối liền các cảng.

Cho tới nay, sau 5 năm khởi công, Dự án đường liên cảng Cái Mép -Thị Vải vẫn còn vài km chưa được hoàn thành. Một liên kết cứng khác cần xem xét đó là thực trạng hiện tại ở Cái Mép có nhiều Terminal quy mô nhỏ, mỗi nơi chỉ vài cầu tàu dài vài trăm mét, tách rời nhau... Cần liên kết các bến này thành chuỗi hạ tầng, thu hút nhiều tàu mẹ, tàu con, sà lan cùng vào làm hàng khai thác, đảm bảo thời gian nằm cảng ngắn nhất.

Thứ hai, điều tiết sản lượng hàng hóa giữa TP. HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu. Gần đây, tình trạng tắc nghẽn giao thông, ùn ứ hàng hóa tại cảng Cát Lái, TP. HCM tái diễn. Hàng đoàn xe dài cả cây số nối nhau nằm chờ trên xa lộ Hà Nội và đường liên tỉnh lộ 25B, gây hệ lụy cho xã hội và doanh nghiệp. Khi xây dựng cảng tại Cái Mép (Bà Rịa -Vũng Tàu), Việt Nam có tầm nhìn xa hơn là mở rộng không gian về phía biển. Nhưng cho đến nay, cụm cảng biển nước sâu này chưa làm được đúng vai trò của nó.

Hàng hóa container vẫn tập trung về TP. HCM. Câu chuyện tương tự cũng từng xảy ra ở Thái Lan. Việc cảng nằm trong nội đô đã cản trở nhiều chính sách phát triển Bangkok và làm trầm trọng thêm nạn kẹt xe. Để giải quyết triệt để, Thái Lan xây dựng cảng Laem Chabang và áp dụng cách điều tiết để hàng hóa chuyển ra xếp dỡ tại cảng mới.

Từ kinh nghiệm này, Việt Nam cần có giải pháp để cho lượng hàng về cảng mới Hiệp Phước (TP. HCM) về khu cảng nước sâu Cái Mép (Bà Rịa -Vũng Tàu) đủ lớn, vượt ngưỡng lỗ cho mỗi chuyến tàu ghé vào Việt Nam.

Thứ ba, kết nối với đường thủy nội địa và Campuchia. Để cụm cảng Cái Mép trở nên sôi động, cũng nên xem xét đến việc thông suốt tuyến vận tải nội địa tới Đồng bằng sông Cửu Long và liên kết với cảng tại Phnompenh của Campuchia.

Việt Nam từng mong muốn có cảng trung chuyển hàng từ Singapore, Philippines, Thái Lan. Điều này chưa thực hiện được, nên trước mắt, cần liên kết tốt với cảng tại Campuchia, đất nước láng giềng có chung hệ thống sông Mê Kông để tuyến vận tải sông từ Phnompenh về Cái Mép thông suốt 24/7, giảm tải cho đường bộ, tránh ùn tắc tại cửa khẩu Mộc Bài.

Theo đó, ngành giao thông vận tải hai nước cần cùng nhau giải quyết vấn đề thủ tục hành chính cho tàu container, xà lan xuất nhập cảnh tại cửa khẩu đường sông sang Campuchia. Hiện tại, Cảng vụ, Biên phòng, Hải quan, Y tế kiểm dịch tại cửa khẩu đường sông của cả hai nước mới chỉ làm việc theo giờ hành chính đến 17h00 hàng ngày.

Có thể nói, phát triển vận tải biển nội thủy và quốc tế, hệ thống cảng biển, chuỗi cung ứng logistics là những thành tố đóng góp vào chiến lược kinh tế biển của Chính phủ và một phần quan trọng vào GDP của Việt Nam.

Nhìn rộng hơn, nếu Việt Nam là nơi đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia, là điểm cập bến của các liên minh hãng tàu lớn trên giới thì lợi ích không chỉ về kinh tế, mà còn là hình thức bảo vệ chủ quyền, an ninh biển đảo.

Theo Đầu tư chứng khoán.

TIN LIÊN QUAN
Cải cách thủ tục Biên phòng điện tử tại cảng biển Khánh Hòa (9/30/2014 10:34:34 AM)
Ông Putin “vẽ” chiến lược cảng biển sau vụ sáp nhập Crimea (9/24/2014 9:36:26 AM)
Cổ phần hóa Vinalines: Chờ cơ chế mới trong chào bán cổ phần cảng biển (9/20/2014 9:43:47 AM)
Việt Nam đăng cai tổ chức Diễn đàn biển ASEAN (8/22/2014 9:05:18 AM)
Hệ thống cảng biển phía Nam: Kẻ ăn không hết, người lần không ra (8/12/2014 10:26:13 AM)
Cảng biển “đói” hàng (8/12/2014 9:26:44 AM)
Tiếp tay chở quá tải, cảng biển có thể bị đóng cửa (8/11/2014 9:16:16 AM)
Bộ GTVT tổ chức Hội nghị đối thoại doanh nghiệp vận tải biển, cảng biển năm 2014 (8/5/2014 10:37:08 AM)
Tháo ngòi cho cảng biển (8/1/2014 10:17:40 AM)
Mở thầu gói 10 Dự án xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (7/29/2014 9:15:05 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Đẩy mạnh thoái vốn và cổ phần hóa Vinalines (9/5/2014 9:54:26 AM)
Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức Khóa đào tạo trực tuyến về sử dụng chữ ký số (9/5/2014 9:51:45 AM)
Tiếp nhận tuyến luồng vào khu bến cảng Thọ Quang, thành phố Đà Nẵng và giao Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức quản lý, sử dụng (9/5/2014 9:48:32 AM)
New Zealand-Australia nâng cấp hệ thống giám sát hàng hải (9/4/2014 10:45:30 AM)
Tái cơ cấu Vinalines còn chậm và nhiều bất cập (9/4/2014 10:34:18 AM)
Vinalines được sử dụng tiền thu được từ IPO để cơ cấu các khoản nợ (9/4/2014 10:32:10 AM)
Tìm giải pháp nâng cao thị phần vận tải biển cho Vinalines (9/4/2014 10:30:19 AM)
Nghiên cứu mở thêm 2 tuyến vận tải biển ven bờ (9/3/2014 9:41:49 AM)
Vinashin, Vinalines sẽ làm nòng cốt trong quy hoạch vận tải biển (8/30/2014 9:54:35 AM)
Đảm bảo an ninh hàng hải trên biển Đông (8/29/2014 9:56:04 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com