Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Myanmar hủy dự án đường sắt Trung Quốc vì sợ bị thôn tính

9/6/2014 9:19:49 AM

Chính phủ Myanmar đã chính thức hủy bỏ dự án đường sắt do Trung Quốc đầu tư với lý do ảnh hưởng môi trường, chậm tiến độ và dân chúng phản đối. 

Mất nhiều hơn được

Cách đây ba năm, Trung Quốc và Myanmar đã ký một thỏa thuận xây dựng mạng lưới đường sắt cao tốc trị giá 20 tỷ USD dài gần 1.215 km nối tỉnh Vân Nam của Trung Quốc với cảng Kyaukpyu ở vịnh Bengal. Tuyến đường này chạy dọc theo đường ống dẫn khí đốt Sidwe cũng của Trung Quốc.
 
Theo dự tính ban đầu, tuyến đường sẽ đưa vào khai thác năm 2015 và Trung Quốc sẽ đầu tư, quản lý và vận hành tuyến đường này trong 50 năm. Đồng thời, Trung Quốc sẽ xây một Khu công nghiệp lớn ở cảng Kyaukpyu.

Tuy nhiên, vào tháng trước, Bộ trưởng Đường sắt Myanmar ông Myint Wai đã thay mặt Chính phủ tuyên hủy dự án để đáp ứng mong muốn của dân chúng. Thực ra, báo giới phương Tây cho biết, giới chức và và dân chúng không muốn cho Trung Quốc vào đầu tư bởi họ ám ảnh nỗi lo bị thôn tính.
 
Ông U Than Htut Aung, Giám đốc điều hành công ty truyền thông Eleven Media cho biết. “Thông qua các tuyến đường sắt Trung Quốc - Myanmar, Trung Quốc có thể dễ dàng xâm nhập vào Ấn Độ Dương và an ninh của Myanmar sẽ bị đe dọa”.
 
Còn Wong Aung, một trong những nhà hoạt động thuộc phong trào khí đốt Shwe nói, việc hủy bỏ là một cách để Chính phủ chứng minh với dân chúng và cộng đồng quốc tế dứt khỏi sự ảnh hưởng của Bắc Kinh. 

Tờ Eleven Myanmar nhận định cần phải cân nhắc dự án với vấn đề an ninh và chủ quyền, dự án mang đến nhiều bất lợi hơn là lợi ích cho người dân địa phương. Cũng không thể đảm bảo dự án này mang lại lợi ích cho sự phát triển khi người dân Myanmar thất nghiệp ngay tại nơi dự án được triển khai; Cuộc sống người dân dọc theo đường ống khí đốt Kyaukpyu - Côn Minh là một minh chứng rõ nét. Ngoài ra, lao động Trung Quốc nhập cư vào nước này đã lên đến trên dưới 5 triệu người.
 
Bỏ Trung Quốc, mời gọi Nhật Bản

Myanmar là vị trí Trung Quốc không thể bỏ qua nếu muốn xâm nhập Ấn Độ Dương, để hình thành một con đường ngắn nhất cho xuất khẩu hàng hoá sang châu Phi. Để đảm bảo nguồn cung ứng năng lượng cho nền kinh tế, Trung Quốc xây dựng một tuyến đường ống vận chuyển dầu mỏ và một tuyến vận chuyển khí đốt. Tuyến đường ống này bắt đầu từ cảng Kyaupyu - thuộc bang Rakhin của vùng cực Tây Myanmar và kết thúc là TP Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
 
Sau khi tuyến đường ống này đi vào hoạt động, dầu mỏ và khí đốt từ Trung Đông, châu Phi, Nam Á sẽ được vận chuyển trực tiếp vào Trung Quốc thông qua Myanmar, mà không cần phải thông qua eo biển Malacca. Và dự án đường sắt nhằm hỗ trợ cho việc chuyên chở đó.

Theo nhận định của Giáo sư Zhao Jian tại Đại học Beijing Jiaotong thì tuyến đường sắt nói trên có vai trò hết sức quan trọng bởi nó có thể thay thế tuyến đường qua eo biển Malacca đến Myanmar và là một mắt xích quan trọng của  “chuỗi ngọc trai” khống chế Ấn Độ Dương cũng như gia tăng ảnh hưởng trên biển Đông.
 
Hơn nữa đó cũng là một phần trong chiến lược xây dựng hệ thống đường sắt xuyên Á, do vậy, việc hủy dự án ảnh hưởng đến triển vọng một hệ thống nối châu Á, châu Âu. Bởi vậy, sau những thông tin dự án bị hủy, Đại sứ Trung Quốc Dương Hống Lan nói, Trung Quốc chưa từ bỏ kế hoạch này, hai nước đã cùng nhau hoàn tất thiết kế của dự án và phía Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục làm việc về dự án này.

Trong một diễn biến khác, giới chức Myanmar cho biết họ đã mời các nhà đầu tư Nhật Bản vào dự án. Trước đó, trong chuyến thăm Myanmar của Ngoại trưởng Kishita, phía Nhật Bản cam kết trợ giúp không hoàn lại cho Myanmar 7,8 tỷ Yên để tiếp tục xây dựng tuyến đường sắt này.
 
Theo Giao thông vận tải.
TIN LIÊN QUAN
Phá bỏ độc quyền đường sắt là cấp thiết (4/22/2015 10:52:43 AM)
Đường sắt Việt Nam: Thu 400 tỉ, chi 2.000 tỉ đồng/năm (4/21/2015 10:54:24 AM)
Pakistan cho phép xuất khẩu 500.000 tấn đường (3/4/2015 10:03:09 AM)
Tiêu thụ đường giảm do XK sang Trung Quốc gặp khó (1/28/2015 10:03:43 AM)
Sản lượng đường trung nam Brazil giảm (1/15/2015 10:59:01 AM)
Năm 2015 sẽ nhập khoảng 81.000 tấn đường (1/8/2015 10:00:01 AM)
Xã hội hóa đầu tư, khai thác hạ tầng đường sắt (12/2/2014 10:37:21 AM)
Đường sắt trước áp lực cạnh tranh (11/5/2014 9:20:53 AM)
Giá đường có thể hồi phục bởi xu hướng các nhà máy đóng cửa (10/10/2014 9:18:52 AM)
Thị trường đường châu Á: Các nhà máy không chào hàng (10/9/2014 9:20:30 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Phương án mới đầu tư cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận (9/5/2014 10:34:51 AM)
Đầu tư xây dựng đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến Sa Pa (9/5/2014 9:47:17 AM)
Chưa phát huy lợi thế vận tải thủy đồng bằng sông Hồng (9/3/2014 9:57:26 AM)
Xây dựng hạ tầng giao thông, những đột phá chưa từng có (8/30/2014 10:12:48 AM)
Trạm cân “vây chặt” xe quá tải (8/30/2014 10:10:56 AM)
Thanh Hóa: Khởi công tuyến đường gần 4.600 tỷ đồng (8/30/2014 10:01:15 AM)
Năm 2015 sẽ có tàu cao tốc tuyến Phú Quốc - Thổ Châu (8/30/2014 9:56:05 AM)
Buýt đường sông: Cần hợp sức công - tư (8/29/2014 10:06:20 AM)
Hà Nội tăng tuần tra xử lý xe vi phạm chở hàng quá trọng tải (8/29/2014 10:02:09 AM)
Ban Quản lý dự án đường sắt sẽ trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải (8/29/2014 10:00:37 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com