Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Nguồn vốn nào mở rộng cảng Tiên Sa giai đoạn 2?

8/6/2015 11:10:55 AM

Cảng Đà Nẵng đã từ chối vốn ODA của Nhật tài trợ triển khai giai đoạn 2 nâng cấp mở rộng cảng Tiên Sa.

Cảng Đà Nẵng đã từ chối vốn ODA của Nhật tài trợ để triển khai giai đoạn 2 nâng cấp mở rộng cảng Tiên Sa. Vậy tới đây, cảng Đà Nẵng sẽ “xoay xở” thế nào để có được hơn 1.300 tỷ đồng đầu tư cho dự án này?

Lợi thế và khả năng khai thác

Ông Nguyễn Hữu Sia, Tổng giám đốc cảng Đà Nẵng cho biết, hơn 10 năm qua, nhất là sau khi hoàn tất nâng cấp, mở rộng cảng Tiên Sa giai đoạn 1 bằng vốn ODA vào năm 2004, tốc độ phát triển của cảng Đà Nẵng đạt cao và khá ổn định. Sản lượng hàng hóa thông qua cảng hàng năm tăng bình quân 20%, trong đó riêng hàng container tăng 10%.

"Thực tế, sau khi đã được cổ phần hóa, việc huy động vốn, phát hành trái phiếu của cảng Đà Nẵng cũng rất khả thi để có thể đáp ứng được nguồn vốn cho dự án. Chúng tôi dự kiến sẽ khởi công giai đoạn 2 vào đầu quý I/2016”.

Ông Nguyễn Hữu Sia

Cảng Đà Nẵng đã đổi mới toàn bộ hoạt động từ bốc xếp thủ công sang hiện đại hóa phương tiện, thiết bị. Tuy nhiên, việc đầu tư vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu khai thác của cảng, vì vậy việc triển khai nâng cấp mở rộng giai đoạn 2 cho cảng Tiên Sa là cần thiết, nhất là với chiến lược của cảng Đà Nẵng là đi theo hướng khai thác tàu hàng container.

Cảng Đà Nẵng có vị trí địa lý tự nhiên rất thuận lợi, nằm trong vịnh Đà Nẵng, được che chắn bởi núi Hải Vân phía Bắc, núi Sơn Trà phía Nam, lại có đê chắn sóng dài 450 m… Do đó, việc khai thác cảng có thể tiến hành quanh năm. Về điều kiện giao thông, cảng Đà Nẵng nằm gần đường hàng hải quốc tế qua biển Đông, rất thuận lợi cho việc tiếp nhận hàng trung chuyển. Cảng nằm cách QL1 khoảng 15km, dễ dàng kết nối với các QL14A, 14B, cao tốc Đà Nẵng - Dung Quất. Cùng đó, cảng có hệ thống giao thông đường bộ nối liền với ga hàng không, ga đường sắt. Đặc biệt, cảng Đà Nẵng được xác định là cửa ngõ tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây nên tiềm năng khai thác các nguồn hàng các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông là rất lớn.

Sử dụng nguồn vốn nào để đầu tư?

Theo kế hoạch, giai đoạn năm 2015 - 2020, cảng Đà Nẵng tiếp tục đầu tư phương tiện, thiết bị chuyên dụng hiện đại phục vụ xếp dỡ. Trong đó, ưu tiên hàng đầu là dự án nâng cấp, mở rộng cảng Tiên Sa giai đoạn 2. Theo ông Phan Bảo Lộc, Phó phòng Kế hoạch cảng Đà Nẵng, tổng mức đầu tư giai đoạn này vào khoảng hơn 1.300 tỷ đồng. Trong đó, phần 1 giai đoạn 2 Tiên Sa là 1.070 tỷ đồng, sẽ xây dựng bến 50 nghìn DWT dài 310 m cho tàu container trọng tải đến 50 nghìn DWT, tàu tổng hợp đến 70 nghìn DWT, tàu khách 100 nghìn GT; xây dựng bến 20 nghìn DWT dài 210 m cho tàu container 20 nghìn DWT; đầu tư hai cẩu QC đầu tàu, các thiết bị nâng hạ và hạ tầng kỹ thuật khác.

Giai đoạn 1 cảng Đà Nẵng đã sử dụng vốn ODA và luôn đảm bảo các nguồn thường xuyên chi trả gốc và lãi theo đồng yên (Nhật Bản). Do chênh lệch tỷ giá đồng yên khá lớn đã gây khó khăn cho trả nợ vay của cảng.

“Vì vậy, đối với giai đoạn 2, cảng Đà Nẵng từ chối vốn ODA của Nhật tài trợ. Thay vào đó là sử dụng vốn trong nước gồm 30% vốn tự có từ nội lực công ty, 35% vốn vay từ các tổ chức tín dụng và 35% từ thị trường vốn bên ngoài (dự kiến phát hành cổ phiếu, trái phiếu…). Về các hạng mục còn lại, cảng dự kiến sử dụng 50% vốn tự có và 50% vốn tín dụng bên ngoài. Đến nay, diễn biến việc thực hiện kế hoạch vốn rất khả thi”, ông Nguyễn Hữu Sia nói.

Cũng theo ông Sia, mặc dù tổng mức đầu tư giai đoạn 2 khá lớn, trong lúc vốn điều lệ của cảng Đà Nẵng chỉ 660 tỷ đồng. Tuy nhiên, cảng đang có lợi thế tự chủ các loại hình tài chính, có thể cân đối các nguồn tiền đảm bảo khả năng thanh khoản, chủ động và lập ra các kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn phục vụ dự án.

Để đảm bảo các nguồn tài chính từ nội lực, cảng Đà Nẵng đang tăng cường công tác khấu hao nhanh tài sản, máy móc thiết bị; Đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ, tăng vòng quay đồng vốn, các khoản thu chi để chủ động trong việc lập ra nguồn vốn lưu động phục vụ SXKD và đầu tư; Tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu và các năm cao hơn trung bình của ngành, sau khi đảm bảo các chế độ cho người lao động.

Theo báo Giao thông.

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Vận tải biển: Sân chơi dành cho “nhà giàu” (8/4/2015 9:05:35 AM)
Gỡ khó cho doanh nghiệp vận tải đường thủy nội địa (8/4/2015 9:01:30 AM)
Cảng biển Cà Mau 2,5 tỷ USD có khả thi? (8/4/2015 8:59:40 AM)
Điều tra tai nạn hàng hải để hạn chế tai nạn tương tự (8/4/2015 8:58:09 AM)
Phát triển vận tải biển: Đội tàu không thể “tự bơi” (8/3/2015 9:55:37 AM)
Có bao nhiêu chiếc container chìm xuống biển mỗi năm? (8/3/2015 9:49:50 AM)
Cảng Quy Nhơn quá tải, tàu trọng tải lớn thường xuyên bị ùn tắc (8/1/2015 10:23:11 AM)
Lựa chọn công nghệ nào phá dỡ tàu cũ? (7/30/2015 11:09:34 AM)
Siết quản lý, đình chỉ hoạt động 167 cảng, bến thủy (7/30/2015 11:07:20 AM)
Cảng vụ ĐTNĐ KV1 cấp phép tàu quá khổ vì “sếp” không hiểu luật? (7/30/2015 11:04:44 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com