Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Hậu cần ngại ngần niêm yết

5/10/2016 11:03:15 AM

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hậu cần (logistics) có quy mô lớn và triển vọng kinh doanh cực kỳ sáng sủa. Thế nhưng, không nhiều doanh nghiệp logistics tận dụng những lợi thế này để đưa CP lên giao dịch trên TTCK.

Hưởng lợi kép

Theo thống kê, tổng sản lượng hàng hóa qua hệ thống cảng biển Việt Nam trong năm 2015 tăng trưởng 14,6% (đạt 427 triệu tấn) và vượt 4% so với quy hoạch cảng biển của Thủ tướng là 410 triệu tấn. Đặc biệt, chi phí nhiên liệu đầu vào của các hoạt động logistics được cắt giảm đáng kể nhờ sự sụt giảm của giá dầu thô trong năm qua. Giá dầu IFO380 tại Singapore đã giảm xuống còn 200-300USD/tấn trong 6 tháng gần đây, so với mức 500-600USD/tấn trong năm 2014. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp vận tải biển khi giá cước giảm thấp hơn so với mức độ giảm giá nhiên liệu, góp phần làm tăng biên lợi nhuận hoạt động.

Phần lớn doanh nghiệp khai thác cảng đều có tỷ trọng tài sản dài hạn lớn hơn so với tài sản ngắn hạn do phải đầu tư lớn vào xây dựng cảng, thiết bị xếp dỡ giá trị cao. Tài sản ngắn hạn của các doanh nghiệp này chủ yếu là nhiên liệu, tiền chi trả lương nhân viên và các khoản phải thu hãng tàu.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cảng biển cũng được hưởng lợi gián tiếp khi chi phí vận tải thấp làm tăng nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm vận chuyển bằng đường biển. Những yếu tố thuận lợi trong ngành đã giúp cho các doanh nghiệp logistics có 1 năm tăng trưởng ấn tượng. 2015 là năm có tốc độ tăng trưởng sản lượng cao nhất trong vòng 6 năm trở lại đây, với sản lượng hàng container lạnh tăng đột biến. Điều này được thể hiện qua các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp tại Hải Phòng. Các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng hoạt động cốt lõi cao nhất trong ngành gồm có CTCP Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ (DVP), CTCP Cảng Đoạn Xá (DXP), CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH), CTCP Gemadept (GMD) và CTCP Container Việt Nam (VSC) khi nhu cầu cảng biển tại Hải Phòng vẫn đang ở mức cao và sản lượng hàng container lạnh có mức tăng đột biến.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, logistics là ngành công nghiệp được hưởng lợi gián tiếp sau khi Việt Nam gia nhập các hiệp định thương mại thế giới như VCUFTA, VKFTA, FTA Việt Nam - EU, TPP. Các hiệp định trên giúp xóa bỏ rào cản thuế, thu hút nguồn vốn FDI, tăng gia sản xuất, đồng thời đẩy mạnh cơ hội tham gia chuỗi cung ứng của doanh nghiệp và qua đó góp phần phát triển hoạt động cảng biển. Đây cũng là lý do khiến nhiều tập đoàn sản xuất lớn như Samsung, Microsoft, LG, Bridgestones chuyển dần dây chuyền sản xuất về Việt Nam làm tăng sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Theo đó, nhu cầu về các dịch vụ vận tải biển, cảng biển được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2016.

Thiếu vắng ông lớn

Hiện có khoảng 30 doanh nghiệp niêm yết hoạt động trong lĩnh vực logistics trong tổng số 1.200 doanh nghiệp, với tổng giá trị vốn hóa đạt 1 tỷ USD (chiếm 2,7% tỷ trọng vốn hóa cả nền kinh tế). Tuy nhiên, trong số các doanh nghiệp logistics đang niêm yết thiếu vắng của những doanh nghiệp có thể xem là đại diện như Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (SNP), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Thậm chí nhiều doanh nghiệp logistics hoạt động khá lâu tại Việt Nam cũng chưa có ý định niêm yết trên TTCK như DHL hay Yusen.

Chính vì thiếu vắng các doanh nghiệp lớn nên giá trị P/E đại diện cho các doanh nghiệp trong ngành logistics tính theo trung bình trọng số vốn hóa và trung vị lần lượt là 8x và 7,4x, thuộc mức thấp so với các quốc gia trong khu vực và thế giới. Chỉ số này phản ánh một sự bất cân xứng giữa năng lực ngành logistics Việt Nam hiện tại (được đánh giá xếp hạng 48 thế giới theo World Bank) và giá trị của các công ty logistics đang niêm yết. Điều này xuất phát từ thực tế số lượng doanh nghiệp niêm yết trong ngành hiện tại đang chiếm một tỷ trọng rất nhỏ và không đại diện được cho tính chất ngành logistics Việt Nam. Đặc biệt là ngành dịch vụ logistics các công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đã chiếm đến 80% thị phần (theo thống kê sơ bộ từ Hiệp hội Logistics Việt Nam) và các doanh nghiệp này có thể cung cấp dịch vụ bao quát được chuỗi cung ứng, mức giá cả hợp lý do tận dụng lợi thế so sánh trên toàn cầu.

Nhiều rào cản

Việc các ông lớn trong lĩnh vực logistics chần chừ lên sàn được giới phân tích lý giải do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân đầu tiên là doanh nghiệp lo ngại TTCK không thuận lợi khiến nhu cầu của NĐT không cao, trong khi đó cổ phần hóa với số lượng lớn sẽ khiến giá CP sụt giảm. Yếu tố thứ 2 là việc định giá doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do lãnh đạo doanh nghiệp ngại trách nhiệm vừa phải đảm bảo theo đúng thị trường vừa không làm mất vốn nhà nước. Tuy nhiên, khó khăn nhất là việc chọn lựa NĐT chiến lược, vì không ít doanh nghiệp vốn nhà nước sau cổ phẩn hóa vẫn chiếm tỷ lệ cao (trên 80%) khiến NĐT ngần ngại bỏ tiền đầu tư trong khi quyền lực chính vẫn nằm trong tay cổ đông nhà nước.

Có một điều hết sức bất ngờ là ngay bản thân doanh nghiệp chưa niêm yết lại khá sốt sắng trong việc đẩy các công ty con lên sàn. Điển hình là trường hợp Vinalines ký thỏa thuận hợp tác với Sở Giao dịch CK Hà Nội (HNX) vào cuối năm 2014. Một trong những thỏa thuận được ký kết là HNX sẽ hỗ trợ Vinalines đưa CP của các doanh nghiệp trực thuộc đã cổ phần hóa lên niêm yết, đăng ký giao dịch trên TTCK. Với thỏa thuận này, hàng loạt doanh nghiệp trực thuộc Vinalines đã niêm yết trên TTCK như CTCP Cảng Sài Gòn (SGP), CTCP Cảng Hải Phòng (PHP), CTCP Cảng Cam Ranh (CCR), CTCP Cảng Nghệ Tĩnh (NAP)…

Tương tự, các công ty con của doanh nghiệp là CTCP Cảng Cát Lái (CLL) và CTCP Đại lý giao nhận và Xếp dỡ Tân Cảng (TCL) đã niêm yết trên TTCK nhưng SNP lại chưa cổ phần hóa. Tuy nhiên, vấn đề của SNP không phải đến từ khó khăn trong việc IPO hay tìm kiếm NĐT chiến lược bởi các cảng do SNP quản lý luôn nhận được sự quan tâm của các NĐT trong và ngoài nước. SNP hiện đang quản lý và khai thác 14 cảng, 2 ICD (cảng nội địa) suốt từ Nam ra Bắc, trên 11 tỉnh, thành kinh tế trọng điểm của cả nước với tổng giá trị tài sản ước tính trên 30.000 tỷ đồng và 27 công ty thành viên đang sản xuất kinh doanh hiệu quả cao. Đặc biệt, Tân Cảng - Cát Lái nằm trong top 34 cảng container lớn và hiện đại nhất thế giới. Nguyên nhân khiến SNP chậm trễ trong việc cổ phần hóa là do doanh nghiệp này trực thuộc Bộ Quốc phòng.

Theo Sài Gòn Đầu Tư.

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Tôm Việt được mua với giá cao tại Mỹ (5/10/2016 11:01:15 AM)
Thái Lan xả kho gạo ra thị trường thế giới: Có ảnh hưởng tới Việt Nam? (5/5/2016 10:15:59 AM)
Nga thất vọng vì không đạt được thỏa thuận hạn chế nguồn cung dầu mỏ (4/19/2016 10:56:57 AM)
Cuba áp mức giá trần cho kinh doanh lương thực, thực phẩm (4/19/2016 10:55:48 AM)
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm xuống mức thấp kỷ lục (4/19/2016 10:54:43 AM)
Việt Nam-Hoa Kỳ: Nhiều triển vọng hợp tác nông nghiệp (4/15/2016 11:37:20 AM)
IMF: Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe tăng trưởng âm 0,5% năm 2016 (4/14/2016 10:19:16 AM)
Trung Quốc tăng mua lợn mỡ (4/14/2016 10:14:13 AM)
WB: Việt Nam sẽ dẫn đầu tăng trưởng Đông Nam Á (4/14/2016 10:10:03 AM)
Xoài Việt có cơ hội vào thị trường Úc (4/13/2016 8:58:12 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com