Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Giá đường cao kỷ lục vẫn chưa thể thúc đẩy sản lượng Brazil

6/23/2016 10:00:17 AM

Giá đường tại Brazil – quốc gia sản xuất và xuất khẩu đường lớn nhất thế giới – đã tăng gần lên mức cao nhất từ trước tới nay nhưng điều đó vẫn chưa đủ để khiến các nhà sản xuất tại đây tăng cường đầu tư.

Giám đốc điều hành Rui Chammas của công ty Biosev SA cho biết lợi nhuận đã trở lại với ngành đường nhưng có vẻ như các công ty vẫn còn lưỡng lự trong việc thúc đẩy sản lượng sản xuất bởi nhiều người vẫn đang phải vật lộn với dư nợ từ chu kỳ tăng trưởng gần nhất. Bên cạnh đó, chính sách xăng dầu dài hạn có phần chưa minh bạch của chính phủ khiến các nhà sản xuất không dám bắt tay vào việc mở rộng sản xuất ethanol. Biosev chỉ đứng sau Raizen Energy SA trong lĩnh vực sản xuất đường tại Brazil.

Theo số liệu ước tính được công ty Datagro công bố, tổng số nợ hiện nay của toàn ngành công nghiệp đường Brazil đã tăng từ mức 38 tỷ Reais lên 96 tỷ Reais (tương đương 28,3 tỷ USD) chỉ trong vòng 6 năm qua. Con số này tăng mạnh sau khi đồng tiền của Brazil mất giá đi 1/3 vào năm 2015. Tập đoàn công nghiệp Unica cho biết có khoảng 50 nhà máy đường, ethanol đã phải đóng cửa và 70 doanh nghiệp tuyên bố phá sản kể từ năm 2011, chiếm 30% tổng số doanh nghiệp trên toàn Brazil.

Ngay cả khi giá đường đang lấy lại những gì đã mất, ông Chammas cho rằng mọi người vẫn bị ám ảnh bởi những ký ức nặng nề của cuộc khủng hoảng do đầu tư quá đà gây ra. Các công ty hiện nay đang tập trung vào việc trả nợ, giảm tỷ lệ đòn bẩy và tạo ra tiền mặt trước khi nghĩ đến việc mở rộng quy mô sản xuất.

Trong khi nhu cầu đường vượt qua sản lượng trong ba mùa thu hoạch liên tiếp, khả năng mở rộng sản xuất của Brazil lại có dấu hiệu chững lại. Giá đường thô kỳ hạn trên sàn ICE Futures đã tăng 30% trong năm nay và đã gần tới mức kỷ lục vào tháng 10/2012. Thậm chí, nếu tính bằng đồng Reais, giá đường đã đạt tới mức cao nhất từ trước tới nay.

Mặc dù có những dấu hiệu tích cực từ việc chính phủ ngừng can thiệp vào thị trường xăng dầu, các nhà đầu tư vẫn chưa cân nhắc tăng trưởng sản lượng cho tới khi Brazil phê duyệt những quy định rõ ràng, dài hạn về việc sử dụng ethanol. Việc điều chỉnh giá xăng dầu đã ảnh hưởng tiêu cực tới các nhà máy mía đường trong một vài năm qua bởi người tiêu dùng không mất quan tâm đến xăng sinh học.

Trong cuộc phỏng vấn cuối tuần trước, giám đốc điều hành Marcos Lutz cho biết nhà sản xuất đường số 1 Brazil – Raizen – cũng không có kế hoạch mở rộng hay mua lại các công ty khác bởi lợi nhuận hiện nay chưa đủ để mở rộng đầu tư trong vấn đề này.

Theo Người Đồng Hành/ Bloomberg

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Doanh nghiệp được hưởng lợi gì từ việc giảm thuế thu nhập? (6/23/2016 9:55:53 AM)
Nhân dân tệ ngày càng “địa phương hóa” (6/22/2016 11:06:57 AM)
Trung Quốc đang nuốt trọn ngành sản xuất smartphone (6/20/2016 11:18:25 AM)
Đức - Đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu (6/20/2016 11:08:27 AM)
Điện thoại đứng đầu trong nhóm xuất khẩu “tỷ đô” (6/17/2016 10:18:48 AM)
Brexit có thể khiến Đức thiệt hại 45 tỷ euro vào cuối năm tới (6/17/2016 10:16:20 AM)
Vì sao Nhật Bản chọn Cảng Hải Phòng? (6/17/2016 10:13:58 AM)
Thái Lan chủ trương bán 10 triệu tấn gạo tồn kho trong năm nay (6/16/2016 10:27:41 AM)
Tỷ phú Jack Ma: Nên sớm giao hàng bằng máy bay không người lái (6/16/2016 10:26:30 AM)
Bộ Giao thông yêu cầu Vinalines minh bạch việc thanh lý tàu cũ (6/15/2016 11:45:20 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com