Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

“Liên minh tài chính” không cứu nổi châu Âu

12/14/2011 9:46:30 AM

Bất chấp kết quả của Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tuần trước, khủng hoảng nợ châu Âu vẫn diễn biến xấu đi. Đồng euro tiếp tục sụt giá, Ý và Tây Ban Nha vẫn trong cảnh dầu sôi lửa bỏng.

Theo Reuters, trong phiên giao dịch hôm qua 13-12, đồng euro sụt xuống mức thấp nhất trong vòng 10 tuần qua: 1 euro đổi được 1,3160 USD. Nhà kinh tế Masafumi Yamamoto thuộc Ngân hàng Barclay dự báo đồng euro còn tiếp tục giảm trong những tuần tới. Các thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục ảm đạm.

Báo Wall Street Journal cho biết sau Standard & Poor’s và Moody’s, lại đến lượt hãng xếp hạng tín dụng Fitch cảnh báo: “Việc EU áp dụng giải pháp từ từ, có nghĩa là khủng hoảng nợ sẽ tiếp tục lan rộng trong năm 2012 và có thể cả các năm sau”.

Nước xa không cứu được lửa gần

Tại Hội nghị thượng đỉnh EU ngày 8 và 9-12, các nhà lãnh đạo châu lục đã đạt thỏa thuận lập “liên minh tài chính”, theo đó các nước khối đồng euro và các thành viên EU tham gia phải giữ mức thâm hụt ngân sách dưới 3% GDP và nợ công dưới 60% GDP. Tuy nhiên, đó là những giải pháp mang tính trung hạn và dài hạn, đòi hỏi nhiều năm nỗ lực.

“Con đường dẫn tới một liên minh tài chính rất dài, và để đến được đó khối đồng euro cần phải sống sót trong những tuần và tháng tới” - báo Washington Post dẫn nhận định của nhà kinh tế Carsten Brzeski thuộc Hãng ING. Các nhà lãnh đạo EU cũng đạt thỏa thuận cung cấp cho Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) 200 tỉ USD để giúp châu Âu chống khủng hoảng. Nhưng chưa ai biết EU sẽ huy động số tiền đó từ đâu.

EU cũng tuyên bố sẽ thành lập quỹ giải cứu Cơ chế ổn định châu Âu (ESM) 650 tỉ USD vào giữa năm 2012. Tuy nhiên con số đó là quá nhỏ để cứu các nền kinh tế lớn như Ý và Tây Ban Nha. Và như giới chuyên gia nhận định nước ở quá xa không thể cứu được lửa gần. Tạp chí Forbes chỉ trích ở thời điểm hiện tại, các giải pháp của EU chẳng có ý nghĩa gì đối với Ý, Tây Ban Nha và Hi Lạp - ba quốc gia đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ.

Trong sáu tháng đầu năm 2012, Ý và Tây Ban Nha sẽ phải trả nợ tới 300 tỉ USD. Wall Street Journal cho biết trong tuần này và đầu tháng 1-2012, chính phủ Tây Ban Nha và Ý sẽ tiếp tục phát hành trái phiếu để huy động thêm hàng tỉ euro. Tuy nhiên, giới quan sát dự báo do giới đầu tư lo ngại, Rome và Madrid sẽ rất khó huy động vốn và càng khó trả nợ khi lãi suất ngày càng cao. Các nước này cần những biện pháp giải cứu khẩn cấp.

Tổng cộng khối đồng euro cần huy động tới hơn 1 tỉ USD chỉ riêng trong năm 2012, một con số quá lớn đối với quỹ giải cứu của EU. Hãng tin tài chính Bloomberg bình luận thỏa thuận tài chính mà các nhà lãnh đạo EU đạt được trong hội nghị tuần trước “có thể sẽ giải quyết thành công một cuộc khủng hoảng sau này, nhưng không thể ngăn cản nổi cuộc khủng hoảng hiện tại”.

Cần một khẩu “bazooka”

Washington Post dẫn lời chuyên gia Brzeski thuộc Hãng ING nhận định EU cần một “khẩu bazooka tài chính” để giải cứu các nước khối đồng euro đang chìm trong nợ hoặc ít nhất là giải tỏa áp lực của thị trường. Đó là kịch bản mà nhiều nước châu lục đã đề xuất: Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) in tiền và ồ ạt thu mua trái phiếu chính phủ của các nước khối đồng euro, và bằng cách này giảm lãi suất trái phiếu, giúp các nước đang có nguy cơ vỡ nợ dễ dàng tiếp cận thị trường vốn hơn.

Báo New York Times dẫn lời nhà kinh tế Holger Schmieding của Ngân hàng Behrenberg ở London ước tính có khoảng 70% khả năng khủng hoảng nợ sẽ bùng nổ, phá vỡ khối đồng euro, trừ phi ECB hành động mạnh tay.

“Khủng hoảng sẽ trở nên tồi tệ hơn nhiều trong tháng 1-2012 nếu ECB không có động tĩnh gì”. Nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới khác cũng đã liên tục kêu gọi ECB sớm mạnh tay mua trái phiếu châu Âu và phát hành trái phiếu chung (để các nền kinh tế mạnh như Đức “bảo lãnh” cho các nền kinh tế ốm yếu) nhằm ngăn chặn khủng hoảng lan rộng.

Thế nhưng, Đức vẫn phản đối ý tưởng phát hành trái phiếu chung. ECB cũng chưa cho thấy dấu hiệu sẵn sàng mua ồ ạt trái phiếu các nước khối đồng euro.

 

Theo TTO

TIN LIÊN QUAN
Tàu đổ dồn ảnh hưởng đến tuyến châu Á – Australia (4/24/2014 8:42:50 AM)
Các hãng vận tải khu vực châu Âu tăng trưởng trở lại (3/5/2014 9:47:06 AM)
Xuất khẩu cá tra sang châu Âu tăng mạnh (2/18/2014 9:35:57 AM)
Lưu thông container trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương tăng 2.4% trong năm 2013 (2/12/2014 10:13:43 AM)
Các hãng tàu tăng cước tuyến châu Á – Nam Mỹ (12/19/2013 8:55:34 AM)
Tăng cước trên tuyến châu Á – châu Mỹ Latin (12/18/2013 9:01:19 AM)
Giá cước tăng 60% trên tuyến Á-Âu (12/17/2013 9:44:25 AM)
Deutsche Post DHL phát triển trung tâm châu Âu (12/12/2013 10:10:00 AM)
Các hãng vận tải châu Á - Thái Bình Dương: lưu thông hàng hóa hàng không ổn định (12/3/2013 9:05:31 AM)
Đối tác Châu Âu tìm nhà phân phối sản phẩm (11/23/2013 10:33:47 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Việt Nam sẽ tập trung phát triển mô hình kinh tế xanh (12/14/2011 9:42:52 AM)
Morgan Stanley dự báo giá 18 hàng hóa trong 2012 (12/14/2011 9:29:30 AM)
Ngành Thép Việt Nam: Nâng cao công nghệ, giảm phát thải (12/14/2011 9:28:51 AM)
Hội thảo “Phát triển thiết kế nội thất và gặp gỡ giao thương Việt Nam - Hàn Quốc” (12/13/2011 4:29:44 PM)
"Viễn thông đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế" (12/13/2011 11:45:27 AM)
Tái cơ cấu ngân hàng: “Hòa bình” thay vì “bạo lực” (12/13/2011 9:40:40 AM)
Thị trường Pháp : Triển vọng 2012 (12/13/2011 9:37:25 AM)
Châu Á - Thái Bình Dương: Nâng tầm vị thế Việt Nam (12/12/2011 9:39:01 AM)
Giá xe máy tiếp tục giảm dù thị trường đã ấm lên (12/12/2011 9:36:25 AM)
Đề án Tái cấu trúc CTCK giai đoạn 2011-2015: Sẽ thu hẹp số lượng CTCK (12/12/2011 9:35:41 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com