Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Hàng Việt với người Việt vẫn mang hình thức

12/23/2011 8:41:12 AM

Sau 2 năm thực hiện chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, 40 tập thể và 44 cá nhân được khen thưởng sau cuộc vận động. Tuy nhiên, thực tế người tiêu dùng chưa “với” được tới hàng Việt Nam giá rẻ, chất lượng cao.

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập WTO, nguồn vốn các doanh nghiệp (DN) nước ngoài lớn, sản phẩm ngoại nhập chất lượng, giá cả cạnh tranh buộc các DN sản xuất trong nước phải nâng cao năng lực cạnh tranh, nắm bắt thị hiếu khách hàng, cũng như xây dựng  và bảo vệ thương hiệu Việt.

Tuy nhiên, cuộc vận động chưa đi vào được đời sống đông đảo đại bộ phận người dân ở các vùng miền, nhất là người tiêu dùng ở vùng nông thôn và miền núi. Người tiêu dùng các vùng sâu vùng xa vẫn tiêu dùng chủ yếu các mặt hàng xuất xứ từ Trung Quốc, hàng Việt chất lượng cao giá rẻ chưa tiếp cận được với người dân vùng núi và nông thôn.

Ông Lê Bá Trình, Trưởng ban tổ chức cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhận định: “Cuộc vận động là cuộc cách mạng thay đổi từ nhận thức tới hành vi của người tiêu dùng là một chặng đường dài. Trong cuộc vận động này, không ít các đơn vị triển khai còn mang tính hình thức, chưa tạo được sự tham gia sâu rộng của các tổ chức, cá nhân trong DN; chưa kết nối được giữa sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Những việc làm còn mang tính hội nghị, chưa đưa ra kế hoạch cụ thể. Ở trên cứ chỉ đạo cho có việc, ở dưới làm tới đâu thì làm…”.

Chính vì sự hời hợt trong cách tổ chức, thiếu sự giám sát từ cấp trên nên hàng Việt Nam mới chỉ tới được với một bộ phận nhỏ người tiêu dùng. Hàng nhái, hàng lậu, hàng kém chất lượng, không đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng cạnh tranh với hàng chính gốc bằng giá rẻ và mẫu mã lien tục thay đổi.

Do hầu hết các DN đã cổ phần hóa nên mục tiêu lợi nhuận đặt lên hàng đầu nên phân khúc thị trường của các DN vẫn chú trọng phần nhiều vào phân khúc cho khách hàng trung lưu trở lên. Hàng Việt chất lượng cao, giá rẻ chủ yếu vẫn ở thị trường thành thị, chưa tới được với người dân các tỉnh vùng nông thôn và miền núi.

“Nguyên nhân hàng Việt tới thị trường nông thôn còn thưa là do phí vận chuyển cao, nguyên phụ liệu đầu vào tăng giá mạnh, nhất là giá bông trong năm qua, tỉ giá USD/VNĐ liên tục biến động mạnh, làm giá thành sản phẩm không thể thấp hơn. Nếu bán với giá rẻ cho tất cả người tiêu dùng mua được thì DN không có lãi. Vì thế, DN cần có sự hỗ trợ nhiều hơn của Chính phủ về vốn và các thủ tục pháp lý…” - Bà Nguyễn Thị Hồng Tín, Trưởng ban thị trường trong nước, Tập đoàn dệt may Việt Nam phân tích.

Hội chợ thời trang hàng Việt Nam thu hút người tiêu dùng tới mua, tuy nhiên giá cả về hàng quần áo, giầy dép (loại đẹp) vẫn ở mức khá cao. Trừ những bộ quần áo, giầy dép hàng bình thường giá từ 100 - 200 nghìn đồng thì những món hàng thời trang được coi là đẹp vẫn mang giá tiền triệu.

Tuy kim ngạch ngành Dệt may nội địa tăng 23% (năm 2010 so với 2009) và tăng12 -15% (năm 2011 so với năm 2010) nhưng hàng Việt mới chỉ đến được với những người dân thành  thị, mà những chuyến hàng Việt về với miền núi và vùng nông thôn mới chỉ mang hình thức.

Hàng Việt Nam sản xuất ra được lại không phục vụ người tiêu dùng, các công trình trong nước mà phải mang đi xuất khẩu 100%, trong khi nhu cầu mặt hàng này phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nhiều DN mong muốn được cung cấp sản phẩm của DN mình vào thị trường trong nước nhưng chưa làm được, chỉ vì lý do thủ tục và thời gian thanh khoản.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết: “Chúng tôi sản xuất ra mảng vải địa kỹ thuật dành cho các công trình xây dựng giao thông thủy lợi. Trong khi thực tế nhu cầu trong nước có nhưng chúng tôi buộc phải mang sản phẩm này xuất khẩu 100%, do thời gian thanh khoản từ các ngân hàng quá lâu, phải từ 1 -2 năm, chúng tôi mới thanh toán được. Sản phẩm trong nước có nhưng các công trình của chúng ta phải nhập loại vải địa này từ nước ngoài…”.

 

Theo DanTri

TIN LIÊN QUAN
Lưu thông container trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương tăng 2.4% trong năm 2013 (2/12/2014 10:13:43 AM)
Hãng vận tải Puerto Rico bổ sung ghé cảng tại Port Everglades (10/4/2013 10:29:35 AM)
Hợp tác kinh tế Thái Lan - Việt Nam trong giai đoạn mới (9/26/2013 9:26:51 AM)
Thương mại Việt Nam – Pháp tăng trưởng với tốc độ cao (9/26/2013 9:25:50 AM)
Cơ hội cho hàng Việt (8/29/2013 10:01:24 AM)
Xe cá nhân Việt - Trung sẽ được đi sâu vào lãnh thổ của nhau (7/25/2013 10:58:39 AM)
Trung Quốc muốn đẩy nhanh đàm phán FTA với Nhật-Hàn (6/19/2013 9:33:16 AM)
Khai mạc phiên chợ hàng Việt 2012 (7/19/2012 10:31:23 AM)
Thêm nhiều kênh quảng bá hàng Việt (7/10/2012 2:59:11 PM)
Sức hút của hàng Việt nằm trong tay doanh nghiệp (1/5/2012 8:58:32 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Kinh tế 2012: Sáng sủa hơn hoặc bằng 2011 (12/22/2011 10:39:43 AM)
Giới đầu tư quốc tế “ôm” tiền, cổ phiếu đợi 2012 (12/22/2011 10:39:09 AM)
Bao giờ ngân hàng được cho phá sản? (12/22/2011 10:38:32 AM)
Italia không đưa ra cải cách sâu rộng ngoài tăng thuế (12/21/2011 9:37:24 AM)
EVN kinh doanh chủ yếu nhờ vốn vay và vốn chiếm dụng (12/21/2011 9:36:04 AM)
Giá vàng có thể giảm sâu đầu năm 2012 (12/21/2011 9:35:26 AM)
Doanh nghiệp lại kêu cứu (12/21/2011 9:34:32 AM)
Nhận diện rủi ro trong năm 2012 (12/20/2011 9:28:53 AM)
Kinh tế Trung Quốc: Sẽ hạ cánh “mềm” hay “cứng”? (12/20/2011 9:05:17 AM)
Doanh nghiệp xăng dầu không lỗ, thậm chí lãi lớn (12/20/2011 9:03:35 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com