Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Mỹ áp cùng lúc 2 loại thuế trừng phạt với tôm Việt Nam

6/3/2013 10:14:51 AM

Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ sẽ phải chịu thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp. VASEP cho rằng việc này sẽ khiến ngành tôm thiệt hại nặng nề.

Theo thông tin từ Cục Quản lý cạnh tranh, ngày 29/5 vừa qua Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ra quyết định sơ bộ áp thuế chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam.

Phía DOC cho rằng, giai đoạn từ 1/1 đến 31/12/2011, hai doanh nghiệp bị đơn bắt buộc là Minh Quý và Nha Trang Seafoods có nhận được những khoản trợ cấp của Chính phủ. Trong đó, phía Minh Quý có biên độ trợ cấp sơ bộ là 5,08% và Nha Trang Seafoods là 7,05%, các công ty khác là 6,07%.

Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biên và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trước mắt các nhà nhập khẩu tôm Việt Nam bên Mỹ đã phải đóng một khoản ký quỹ tạm thời do quyết định sơ bộ, gây ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp xuất khẩu tôm.

"Nhà nhập khẩu phải nộp thêm khoản ký quỹ thì họ có thể tăng giá bán khiến người tiêu dùng không mua nữa, từ đó họ lại không nhập tôm Việt Nam. Ở trường hợp khác, phía nhà nhập khẩu lại hạ giá thu mua, khiến doanh nghiệp Việt Nam có thể phải bán lỗ", ông Hòe nhận định.

Như vậy, bên cạnh việc tôm Việt Nam đang bị áp thuế chống bán phá giá, thì việc bị áp thuế chống trợ cấp sẽ khiến ngành tôm thiệt hại nặng nề. Trước hoàn cảnh này, VASEP ra thông báo chính thức phản đối kết quả sơ bộ của DOC.

"Kết quả sơ bộ này là một sự áp đặt bất công với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam trong lúc các doanh nghiệp đang hoạt động theo cơ chế thị trường, không nhận bất kỳ trợ cấp riêng biệt nào", thông cáo của VASEP khẳng định. Việc đánh hai loại thuế lên cùng một sản phẩm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của hơn 600.000 nông dân, nhà chế biến và xuất khẩu tôm tại Việt Nam.

VASEP cũng nhấn mạnh vụ việc này sẽ "ảnh hưởng rất lớn" tới hoạt động xuất khẩu, giao dịch mua bán vào Mỹ của các doanh nghiệp, cũng như tác động không ít đến tâm lý các nhà nhập khẩu tôm tại Mỹ.

Phía Việt Nam "phản đối" kết quả sơ bộ với mức thuế cao như trên của DOC và yêu cầu phía Mỹ công tâm khi thẩm tra tại chỗ trong thời gian tới để công nhận ngành tôm Việt Nam không có trợ cấp khi quyết định kết quả cuối cùng.

Được biết, trong thời gian tới DOC sẽ tiến hành thẩm tra tại chỗ để xác minh những thông tin từ những bản trả lời của các công ty bị đơn Việt Nam. Dự kiến ngày 12/8/2013, DOC sẽ đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc này.

Ngoài Việt Nam, 6 nước gồm Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ và Indonesia cũng bị Mỹ áp thuế chống trợ cấp sơ bộ lần này. Số liệu về nhập khẩu tôm năm 2012 của Mỹ cho biết, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này từ Việt Nam sang Mỹ đạt 462,2 triệu USD, đứng thứ 5 trong 7 nước bị điều tra.

Theo VnExpress

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Những nhân tố thuận lợi để xuất khẩu sang thị trường Braxin (6/3/2013 9:21:05 AM)
Dệt may xuất khẩu chủ yếu vẫn gia công (6/3/2013 9:18:50 AM)
Israel đứng thứ 4 trong xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực Tây Á (6/1/2013 9:26:11 AM)
5 tháng đầu năm, tổng giá trị xuất nhập khẩu ước đạt 101,8 tỷ USD (6/1/2013 9:25:36 AM)
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Đức tăng trên 20% (6/1/2013 9:25:10 AM)
Xuất khẩu cua ghẹ 4 tháng đầu năm 2013 (5/31/2013 9:39:10 AM)
FTA Việt Nam- EU mang lại nhiều cơ hội xuất khẩu (5/31/2013 9:38:31 AM)
Xuất khẩu thủy sản 5 tháng: Tín hiệu tích cực từ thị trường Thái Lan, Trung Quốc (5/31/2013 9:37:53 AM)
Cơ hội xuất khẩu đường sang EU (5/31/2013 9:37:18 AM)
Tạo thương hiệu cho hàng xuất khẩu (5/30/2013 9:57:17 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com