Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Nhập siêu tăng Tốc: Chưa vội mừng

6/10/2013 10:06:47 AM

Nhập siêu tăng liên tiếp trong những tháng qua được xem là điều đáng khích lệ đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, cũng không nên vội mừng khi nhập siêu đột ngột tăng sốc bởi tiềm ẩn trong nó có không ít rủi ro. 

Tháng 5/2013, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 12 tỷ USD, tăng 9,4% so với tháng 4 và tăng 16,0% so với cùng kỳ năm 2012; tính chung 5 tháng, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 51,86 tỷ USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ. Cán cân thương mại tháng 5 có mức nhập siêu 1,2 tỷ USD, bằng 11,1% tổng kim ngạch xuất khẩu và 5 tháng đầu năm nhập siêu 1,92 tỷ USD, bằng 3,85% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhiều ý kiến cho rằng, nhập khẩu tăng ở thời điểm này là dấu hiệu tốt của nền kinh tế, chứng tỏ sản xuất của các DN đã có những tín hiệu phục hồi.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, kim ngạch của nhóm hàng cần nhập khẩu 5 tháng qua ước đạt gần 45,9 tỷ USD, tăng 17,6% và chiếm tỷ trọng 88,5%, trong đó hầu hết nguyên liệu của ngành công nghiệp chế biến như dệt may, thép, sản phẩm điện tử và linh kiện, thiết bị dụng cụ, dây và cáp điện... đều có mức tăng trên, dưới 15% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, kim ngạch của nhóm hàng hạn chế nhập khẩu cũng tăng tới 10,7%, ước đạt 2,3 tỷ USD, trong đó mặt hàng điện thoại di động tăng 15,2%; kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng hóa khác tăng cao tới 29,7%, ước đạt 1,92 tỷ USD. Ngoài ra, nếu xét cơ cấu từng nhóm hàng xuất khẩu như lĩnh vực sản xuất điện thoại, linh kiện điện tử, dệt may luôn tăng khá còn các mặt hàng chủ lực tác động đến nhiều DN trong nước và người lao động lại giảm hoặc tăng thấp. Đơn cử xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt gần 7,92 tỷ USD, giảm 8,5% trong đó, những mặt hàng chủ lực như thủy sản, gạo, sắn, cà phê hay cao su có mức giảm từ 2,5 - 26,7%. 

Rõ ràng là nguyên liệu nhập khẩu tăng phần lớn để phục vụ gia công hàng xuất khẩu, ít mang lại giá trị gia tăng cho nền kinh tế, nhập siêu đến thời điểm này dù là dấu hiệu để đánh giá sự phục hồi của các DN nhưng cũng chưa phản ánh đúng cục diện của nền kinh tế. 

Ông Trần Đông Phong- Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - cho rằng: "Phải nhìn tổng thể từ cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu mới có thể đánh giá đúng tác động của nhập siêu đối với nền kinh tế. Ngoài ra, nếu nhập siêu tăng do xuất khẩu giảm (cả về giá hay về lượng) thì cũng là điều đáng lo ngại". 

Giá trị gia tăng giữa nhập khẩu và xuất khẩu của các nhóm DN cũng khác nhau, càng làm cho những lo ngại việc tăng nhập siêu không hẳn đã tác động tốt đến phục hồi kinh tế mà còn tiềm ẩn hạn chế tới việc cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, dự trữ ngoại hối, tỷ giá. Thậm chí, mục tiêu kiềm chế nhập siêu ở mức 8% sẽ khó thực hiện nếu tốc độ nhập khẩu cứ tăng nhanh như hiện nay. 

Theo Báo Công Thương Điện Tử

TIN LIÊN QUAN
Mỹ và EU vẫn là thị trường xuất khẩu hàng đầu (6/6/2014 9:23:30 AM)
EU phê duyệt liên minh P3 (6/5/2014 8:55:49 AM)
Đưa hàng Việt vào EU (6/4/2014 9:36:54 AM)
Xuất khẩu tôm sang EU có nhiều điều kiện bứt phá (5/20/2014 9:20:31 AM)
Sản phẩm gỗ xuất sang EU có thể đạt kim ngạch 1 tỷ USD (4/19/2014 10:07:37 AM)
EU- Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (4/14/2014 9:03:13 AM)
Việt Nam đang tiến gần đến FTA với EU, TPP (4/5/2014 8:50:50 AM)
EU cấm nhập khẩu cá từ Belize, Campuchia và Guinea (3/28/2014 10:04:57 AM)
Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và hướng mở rộng sang EU (3/26/2014 9:15:37 AM)
Xuất khẩu surimi sang EU bứt phá ngay từ tháng đầu năm (3/20/2014 9:56:55 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Kim ngạch thương mại Việt - Nga phấn đấu đạt 10 tỉ USD vào năm 2020 (6/10/2013 10:06:04 AM)
Áp giá điện riêng cho ngành thép, xi măng (6/8/2013 10:53:14 AM)
Tập đoàn da giày Trung Quốc chuyển sản xuất sang Nigeria (6/6/2013 9:42:53 AM)
Sản lượng dầu cọ Malaysia đạt mức cao kỷ lục (6/6/2013 9:42:16 AM)
Mỹ - Trung tăng cường hợp tác (6/6/2013 9:41:34 AM)
Ba chương trình xúc tiến tại thị trường Myanmar (6/5/2013 10:04:57 AM)
Sự phục hồi của ngành cà phê Angola (6/5/2013 9:14:51 AM)
Lo mất trắng thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột (6/5/2013 9:10:53 AM)
Sản xuất, xuất khẩu đều tăng trưởng (6/4/2013 9:29:33 AM)
Doanh thu da lông thú toàn cầu năm 2011/12 đạt mức cao nhất mọi thời đại (6/3/2013 10:21:37 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com