Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Ứng dụng phần mềm quản lý chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp

9/12/2018 8:33:21 AM

Khái niệm Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management-SCM) lần đầu xuất hiện vào những năm 1980, và phổ biến trên thế giới vào những năm 1990. Từ đó, quy trình này đã trở nên quen thuộc và được áp dụng thành công vào rất nhiều công ty lớn như: Dell, Toyota, và đặc biệt là Wal-mart...

Khái niệm Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management-SCM) lần đầu xuất hiện vào những năm 1980, và phổ biến trên thế giới vào những năm 1990. Từ đó, quy trình này đã trở nên quen thuộc và được áp dụng thành công vào rất nhiều công ty lớn như: Dell, Toyota, và đặc biệt là Wal-mart. Nhờ vào thành công trong quản trị chuỗi cung ứng, từ đó có được lợi thế về chi phí và giá cả so với các đối thủ cạnh tranh mà Wal-mart nhanh chóng trở thành một đế chế bán lẻ khổng lồ nhất trên thế giới. Trong khi đó, ở Việt Nam hiện nay khái niệm SCM đã được nhắc đến nhiều, các doanh nghiệp cũng đã bắt đầu chú ý tới, tuy nhiên để hiểu rõ SCM là gì, làm thế nào để xây dựng và quản trị chuỗi cung ứng thành công thì hầu hết các doanh nghiệp vẫn đang băn khoăn. Thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ hiện nay là một điển hình. Từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, và đặc biệt từ năm 2009 Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài vào, thì các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam mới thật sự lo sợ mất vị thế trên thị trường. Và một giải pháp cần thiết nhằm giúp các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam giữ vững thị trường đó chính là quản trị hiệu quả chuỗi cung ứng.

Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Khái niệm quản lý dây chuyền cung cấp (Supply Chain) được định nghĩa là quá trình từ lúc doanh nghiệp tìm kiếm, thu mua nguyên vật liệu đầu vào, sản xuất/chế biến ra sản phẩm, và đưa sản phẩm đó đến tay khách hàng. Nói chung hệ thống phần mềm quản lý chuỗi cung ứng SCM là tập hợp các công cụ quản lý các công việc từ lập kế hoạch mua nguyên vật liệu, lựa chọn nhà cung cấp, đưa ra các quy trình theo đó nhà cung cấp sẽ phải tuân thủ trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp, lập kế hoạch cho lượng hàng sản xuất, quản lý quá trình giao hàng bao gồm quản lý kho và lịch giao hàng, cho đến quản lý hàng trả lại và hỗ trợ khách hàng trong việc nhận hàng.

Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng là đề cập đến một loạt các công cụ được thiết kế để kiểm soát quá trình kinh doanh, thực hiện các giao dịch cung cấp nguyên liệu/hàng hóa theo chuỗi, và quản lý mối quan hệ với các nhà cung cấp. Các chức năng của phần mềm SCM là rất đa dạng tùy theo nhu cầu ứng dụng theo đặc thù hoạt động của của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, có thể kể ra các tính năng thông thường bao gồm: thực hiện đơn đặt hàng (order fullfilment), vận chuyển (shipping/TMS), kiểm kê hàng tồn kho (inventory), Hệ thống quản lý kho (warehouse Management System - WMS), quản lý nguồn cung ứng (supplier sourcing).

Một số phần mềm SCM được trang bị chức năng tiên tiến. Ví dụ chức năng dự báo thị trường giúp các công ty kiểm soát được các biến động về nguồn cung cầu bằng cách sử dụng các thuật toán phức tạp, chức năng phân tích tiêu thụ (consumption analysis) để đánh giá khách hàng qua lịch sử giao dịch mua bán... Phần mềm chuỗi cung ứng nếu được triển khai thành công sẽ một bộ công cụ vô giá cho công ty trong việc tối ưu hóa hiệu quả sản xuất và lập kế hoạch cho tương lai.

Tuy nhiên vẫn có sự nhầm lẫn giữa quản lý chuỗi cung ứng và quản lý logistics là một. Thật ra, quản lý logistic hay quản lý hậu cần chỉ liên quan đến công việc quản lý về mặt kho bãi, vận chuyển, giao nhận và phân phối hàng hóa. Còn quản lý chuỗi cung ứng là việc quản lý cả một hệ thống bao gồm phát triển sản phẩm, sản xuất, mua bán, tồn kho, phân phối và các hoạt động hậu cần. Nói cách khác, hậu cần chỉ là một thành tố của chuỗi cung ứng.

Tóm lại, logistics chính là cách làm bất cứ một mục tiêu gì sao cho tốn ít thời gian và chi phí nhất, còn chuỗi cung ứng là quá trình người này phụ thuộc vào người kia và phải có một người có thể lo từ đầu đến cuối của toàn bộ chuỗi cung ứng đó với chi phí thấp nhất.

Xu thế thị trường phần mềm quản lý chuỗi cung ứng

  • Kênh bán hàng trực tuyến: Trong thập kỷ qua, doanh số bán lẻ trực tuyến đã bùng nổ, và các nhà bán lẻ online luôn cần hệ thống quản lý kho bãi hiệu quả, chức năng kiểm soát hàng tồn kho và vận chuyển mạnh mẽ. Còn với các nhà cung cấp có nhiều kho và điểm bán hàng, khi nhận được đơn giao hàng, dựa trên thông tin về địa chỉ người nhận họ sẽ đặt lệnh xuất hàng ở kho gần địa chỉ giao hàng nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển.
  • Phần mềm SCM trên nền web: Trong mô hình triển khai máy trạm-máy chủ, phần mềm được cài đặt tại nội bộ doanh nghiệp ứng dụng (local PC installed). Khác với phương thức triển khai truyền thống, ở phần mềm SCM online, việc duy trì, nâng cấp, lưu trữ và sao lưu dữ liệu sẽ do nhà cung cấp đảm trách. Người dùng sẽ truy cập và sử dụng phần mềm SCM thông qua một trình duyệt web. Xu thế ứng dụng phần mềm SCM trực tuyến diễn ra chậm hơn so với một số ngành nghề khác. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển công nghệ ngày càng nhanh, cùng với các lợi ích khó có thể bỏ qua như khả năng cộng tác làm việc cao, thương mại điện tử, yếu tố mọi nơi mọi lúc... sẽ khiến có nhiều nhà cung cấp tham gia thị trường. Hiện nay trên thế giới sản phẩm phần mềm S2K Warehouse Management của nhà phát triển VAI (Vormittag Associates, Inc.) và SAP (Supply Chain Management) đang là những người tiên phong tích cực nhất phát triển nền tảng SCM mới này.
  • Thân thiện môi trường. Với ý thức bảo vệ môi trường ngày càng cao, người tiêu dùng bắt đầu suy nghĩ về dịch vụ hậu cần mỗi khi xem xét mua một sản phẩm mới. Xu hướng này là đáng chú ý nhất trong ngành công nghiệp thực phẩm, nơi cửa hàng tạp hóa và nhà hàng đang bắt đầu xây dựng thương hiệu của sản phẩm dưới các khẩu hiệu và biểu tượng như "made in abc/xuất xứ xyz" ..
  • Kinh doanh ngày càng phải thông minh hơn. Ngày càng có nhiều công ty muốn biết số tiền họ bỏ ra sẽ đem lại cụ thể những gì, do đó, các tính năng tiên tiến như hoạch định nhu cầu (demand planning), chiến lược thu mua nguyên liệu (strategic sourcing)... sẽ phát triển ngày càng tinh vi hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các doanh nghiệp.
  • Tối ưu hóa khả năng lao động. Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng SCM có khả năng quản lý nhân công và tối ưu hóa khả năng lao động cho họ. Hệ thống này có thể tạo ra danh sách các nhiệm vụ cho một công nhân và giúp anh ta lần lượt hoàn thành từng công việc chỉ trong một lượt đi.

Lợi ích của phần mềm quản lý chuỗi cung ứng

Những lợi ích của phần mềm quản lý chuỗi cung cấp hàng hóa/nguyên liệu là rất đáng kể:

  • Tăng hiệu quả. Đầu tiên và quan trọng nhất, phần mềm quản lý chuỗi cung ứng được thiết kế để nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp, từ việc nhập và lưu trữ hàng tồn kho cho đến quản lý phân phối và vận chuyển. Nhờ quy trình chuỗi cung ứng được tự động hóa hoàn toàn nên thời gian thực hiện nghiệp vụ logistics được cắt giảm một cách rõ rệt, sự liên kết giữa các mắt xích trong chuỗi cung ứng khăng khít hơn, qua đó giúp doanh nghiệp cung cấp hàng hóa cho khách hàng nhanh, chính xác hơn và giúp doanh nghiệp tăng tốc độ lưu chuyển tiền mặt.
  • Cắt giảm chi phí. Khả năng dự báo chính xác nhu cầu thị trường cộng với hiệu suất tăng cao cho phép doanh nghiệp cắt giảm chi phí nhân công, tối thiểu chi phí tồn kho và tránh lãng phí thất thoát. Ngoài ra, các tính năng thông minh của SCM giúp doanh nghiệp tìm ra các chi phí bất hợp lý để loại bỏ. Cụ thể, phần mềm SCM cho phép nhà quản lý biết mua nguyên liệu của ai là rẻ nhất, tổ chức phối hợp vận chuyển thế nào để giảm chi phí vận tải, hoặc sắp xếp không gian kho hàng ra sao để thuận tiện cho bốc dỡ/xếp và tối đa hóa dung lượng lưu trữ...
  • Phân tích xu hướng và dữ liệu kinh doanh. Các tính năng Business Intelligence, ngoài việc giúp kiểm soát chi phí, tối ưu hạn ức hàng tồn kho, có thể giúp tăng doanh thu bằng cách nhận diện được các sản phẩm có hiệu năng cao, hỗ trợ việc ra quyết kinh doanh theo hướng phân tích các thông tin từ thị trường cũng như trong nội bộ doanh nghiệp.
  • Tầm nhìn bao quát, kiểm soát hiệu quả. Quản lý hiệu quả toàn bộ cũng như từng công đoạn của chuỗi cung ứng như các nhà cung cấp, các phân xưởng sản xuất, các kho lưu trữ và hệ thống các kênh phân phối, người tiêu dùng...

Ngoài những lợi ích trên, Ứng dụng hệ thống phần mềm quản lý chuỗi cung ứng vào hoạt động kinh doanh có một nhược điểm khá lớn ở vấn đề chi phí để vận hành. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp triển khai thành công và tối ưu hóa thì vấn đề này sẽ được loại bỏ.

Chuỗi cung ứng tối ưu - Chi phí thấp, hiệu quả cao

Theo các chuyên gia trong ngành, chuỗi cung ứng tối ưu là chuỗi cung ứng vận hành nhịp nhàng, có khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng ở mức cao nhất với chi phí vận hành thấp nhất. Đồng thời, nó phải có hệ thống thông tin được tổ chức khoa học và cập nhật thường xuyên để giúp các bộ phận phối hợp ăn ý với nhau nhằm phản ứng nhanh nhạy với những biến động thường xuyên và liên tục của môi trường kinh doanh. Một chuỗi cung ứng tối ưu sẽ giúp doanh nghiệp thu hút thêm nhiều khách hàng, gia tăng thị phần, tiết kiệm chi phí, từ đó gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Chính nhờ quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả mà Wal-Mart mới có thể trở thành công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bán lẻ.

Thực tế cho thấy, thu thập và xử lý hiệu quả thông tin khi ứng dụng các phần mềm giúp giảm 50% thời gian làm việc của nhân viên trong việc tìm kiếm chứng từ; đồng thời giúp cải tiến tổ chức hoạt động công ty, thắt chặt mối quan hệ với đối tác, phản ứng nhanh trước những thay đổi của thị trường.

Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng luôn tìm mọi cách để tạo một kênh liên lạc thông suốt giữa các đối tác và khách hàng của họ, xoá bỏ những nhân tố cản trở khả năng sinh lời, giảm chi phí, tăng thị phần và giành được đông đảo khách hàng. Vì lý do đó, SCM được xem như một giải pháp tốt để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Với SCM, việc chia sẻ dữ liệu kinh doanh sẽ không bị bó hẹp trong nội bộ doanh nghiệp, mà đã lan truyền đến nhà cung ứng, nhà sản xuất và nhà phân phối. Có thể nói, SCM với tâm điểm chú trọng tới mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong hiện tại lẫn tương lai, nhằm cân đối giữa cung và cầu, đồng thời phản hồi lại sự thay đổi trên thị trường. Nếu tích hợp SCM với tất cả các thông tin liên quan tới dây chuyền cung ứng, từ nhà cung cấp tới hệ thống hậu cần nội bộ, đến các kênh phân phối sản phẩm, khách hàng… vào hệ thống ERP. Hệ thống ERP sẽ cung cấp các công cụ và tạo điều kiện cho các dây chuyền cung ứng (cả đơn giản và phức tạp) thành công. Đến lượt mình, các thành công của SCM sẽ thúc đẩy sự phát triển của quy trình áp dụng ERP.

Theo AITA

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
“ThaiSomdej Service” và “Krungdhep Document” đoạt giải thưởng The Excellent Logistics Management Award “ELMA 2018” (9/8/2018 3:13:13 PM)
MỪNG TẾT ĐỘC LẬP, NGHĨ VỀ VẬN HỘI VIỆT NAM THỜI CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 (9/7/2018 10:26:40 AM)
Bài toán đưa logistics thành ngành dịch vụ mũi nhọn (7/30/2018 10:25:17 AM)
Hàng ngàn container phế liệu vô chủ gây ách tắc ở các cảng phía Nam (7/30/2018 10:07:04 AM)
Hải quan TP HCM không làm mất thời gian vàng của doanh nghiệp (7/14/2018 11:09:00 AM)
HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC VỀ LOGISTICS (4/17/2018 5:07:20 PM)
Quảng Nam muốn mở rộng sân bay, cảng biển (3/17/2018 9:04:15 AM)
Khẩn trương hoàn thiện khâu chuẩn bị tổ chức Hội nghị toàn quốc về Logistics (3/7/2018 9:40:56 AM)
Phát triển logistics: Doanh nghiệp nội “lép vế” (3/7/2018 9:37:21 AM)
Cảng lớn nhất vùng ĐBSCL đẩy mạnh đầu tư hạ tầng logistics (3/1/2018 9:48:10 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com